Con số báo động về nhân cách lãnh đạo
Theo cuộc điều tra năm 2002 của Time/CNN khảo sát về nhân cách nhà lãnh đạo, thì 71% số người được khảo sát tin rằng “một CEO điển hình kém trung thực và kém đạo đức hơn một người bình thường trong xã hội”; 72% cho rằng “CEO của các tập đoàn lớn có tiêu chuẩn đạo đức trung bình hay kém”. Cuộc điều tra sau đó của Wall Street Journal Europe chỉ có 21% các nhà đầu tư tại Châu Âu tin rằng “các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là trung thực”
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn cảm thấy như thế nào?
Hiểu về lãnh đạo bằng nhân cách
Nhân cách là tư cách và phẩm chất của con người, hiểu một cách nôm na, nhà lãnh đạo có nhân cách là người có “nhân” (Tư cách đạo đức tốt) và người có “cách” (cách thức thể hiện cái “nhân” tốt).
Tại sao nhà lãnh đạo phải có nhân cách?
Có ba lý do chính để nhà lãnh đạo cần phải có nhân cách tốt:
- Để lãnh đạo tổ chức làm điều tốt, điều đúng, vì con người
- Để lãnh đạo đội ngũ hướng tới lẽ phải, cái thiện
- Nhân sự đến vì danh tiếng của doanh nghiệp và tài năng của nhà lãnh đạo, nhưng bỏ việc vì văn hóa hay nhà lãnh đạo thiếu nhân cách
Sức mạnh của lãnh đạo bằng nhân cách
Khi một nhà lãnh đạo có nhân cách, họ sẽ thu phục được nhân tâm, thu hút người tài; họ tạo sự ổn định trong lòng nhân sự và trong doanh nghiệp, họ giúp doanh nghiệp được ổn định và phát triển bền vững. Một doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo vừa có tài, vừa có nhân cách sẽ giúp xây dựng văn hóa tốt cho doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Hành vi của nhà lãnh đạo “Lãnh đạo bằng nhân cách”
Lãnh đạo bằng nhân cách bên cạnh việc có chiều sâu, đúng bản chất, thì nhân cách đó phải được cụ thể bằng các hành vi cụ thể. Qua những nghiên cứu nghiêm túc, chuyên gia Harry Trịnh đã nêu ra 9 hành vi cụ thể, điển hình của một nhà lãnh đạo có nhân cách trong doanh nghiệp:
- Với công việc phải tận tâm
- Với khách hàng phải dốc lòng phụng sự
- Với đồng nghiệp phải tôn trọng, hợp tác
- Với nhân sự phải đồng hành
- Với đối tác phải hợp tác cùng thắng
- Với đối thủ phải tôn trọng, học hỏi
- Với gia đình phải quan tâm
- Với bản thân phải trân quí
- Với mọi người phải tử tế
Tại sao nhà lãnh đạo hay lạc lối?
Trước và trong khi trở thành một nhà lãnh đạo, chắc chắn người lãnh đạo này đã rất khát khao, rất nỗ lực, rất cố gắng, thậm chí là rất chuẩn mực trong một hành trình dài mới thành công. Vậy điều gì khiến họ lại lạc lối và gục ngã?
Có 10 nguyên nhân chính, trong đó có ba nguyên nhân liên quan đến nhân cách là:
- Chệch hướng, mất kiểm soát do thiếu kim chỉ nam
- Không định hình rõ giá trị đạo đức
- Không xây dựng nguyên tắc sống
Những khó khăn trong Học và Rèn lãnh đạo bằng nhân cách
Người lãnh đạo cần vượt qua KHÓ KHĂN khi vượt khó, nhưng cũng phải vượt qua CÁM DỖ khi thành đạt, sung sướng. Phải biết quản trị sự tham vọng, không sa vào bẫy hiếu thắng, bất chấp mọi thứ để đạt được tham vọng, nóng vội khi thực hiện mục tiêu. Phải chấp nhận việc thua thiệt (nếu có) trong ngắn hạn khi tuân thủ sự tử tế và chính trực của mình.
Chiến lược phát triển lãnh đạo bằng nhân cách
Có 09 bước để nhà lãnh đạo Học và Rèn nhân cách của mình:
- Xây dựng bức tranh tầm nhìn, sứ mệnh cuộc đời
- Xây dựng những giá trị sống, phẩm chất đạo đức
- Xây dựng nguyên tắc sống
- Ánh xạ, hài hòa với tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp
- Đưa vào công việc, cách ứng xử, cuộc sống hàng ngày
- Chấp nhận sự “trả giá” nếu có
- Xây dựng văn hóa, môi trường sống
- Đọc sách thánh hiền, gương mẫu mực
- Luôn nhắc nhở mình
Để hiểu được chi tiết hơn, vui lòng xem video record Webinar Lãnh Đạo Bằng Nhân Cách tại link dưới đây