Văn hóa doanh nghiệp là gì? Là lãnh đạo, bạn nghĩ gì về những “góc khuất” thường được coi là ích kỷ dưới đây ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp:
- Nhân sự mong muốn một mức lương cao hơn các đồng nghiệp khác.
- Nhân sự mong muốn dành được thật nhiều quyền lợi.
- Nhân sự mong muốn công việc thoải mái, tự do, được ưu ái.
- Nhân sự mong muốn được thăng tiến thật nhanh.
Thực chất, đó là nhu cầu cơ bản của mỗi người. Dựa trên những chia sẻ của Mr. Harry Trịnh – chuyên gia huấn luyện và phát triển con người với kinh nghiệm huấn luyện và đồng hành với hơn 3000 học viên là doanh nhân, lãnh đạo, doanh chủ, CEO các tập đoàn trên khắp cả nước, True Success sẽ giúp các lãnh đạo tìm ra phương pháp lãnh đạo để xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những góc khuất của mỗi cá nhân trong bài viết dưới đây.
>>>Xem thêm: 7 cách nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên
Những góc khuất trong doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp thường thành lập dựa trên nền tảng là văn hóa của người đứng đầu, thể hiện tầm nhìn, niềm tin cũng như mong muốn của chủ doanh nghiệp. Tất cả các nhân viên từ quá trình tuyển dụng cũng như đến lúc làm việc trực tiếp (Đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ) đều sẽ bị áp đặt vào những giá trị cốt lõi người lãnh đạo hướng đến.
Tuy nhiên, với những chuẩn mực đẹp đẽ và lớn lao đó, liệu rằng có còn phù hợp khi doanh nghiệp sở hữu hàng trăm, hàng nghìn nhân viên?
Thực tế, trong mỗi người đều có những “góc khuất”: Cái tôi, ghen tị, ham muốn sở hữu, quyền lợi, mối quan hệ ngầm… Để có thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều luôn phải tự đấu tranh giữa “góc khuất” riêng với lợi ích chung. Điều này càng khó khăn hơn với người lãnh đạo khi mỗi quyết định của mình sẽ ảnh hưởng tới sự sống còn của cả tổ chức.
Để có thể trở thành một người lãnh đạo đúng nghĩa, bạn phải thật sự đối mặt với góc khuất của nhân sự và chính bản thân mình. Từ đó mới có thể tìm ra nơi giao thoa để đồng bộ mục tiêu mỗi cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy điều này không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn tìm ra cách tiếp cận đúng, chắc chắn bạn sẽ có một tổ chức cực kỳ vững mạnh.
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những góc khuất
Khai thác
Thực tế, trong mỗi người đều có những “góc khuất”. Chỉ là mức độ khác nhau và cách mỗi người kiểm soát chúng đến đâu để không làm ảnh hưởng đến người khác. Vì vậy, lãnh đạo cần phải tìm cách khai thác và lắng nghe những mong muốn thầm kín đó.
Lãnh đạo càng biết được nhiều và sớm bao nhiêu thì càng có thể thấu hiểu và kiểm soát văn hóa doanh nghiệp sớm bấy nhiêu. Nếu hỏi thẳng nhân sự, 100% họ sẽ không tiết lộ vì sợ sẽ làm xấu hình ảnh cá nhân và mất lòng đồng nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo cần biết cách quan sát và lắng nghe một cách khéo léo những hành động, lời nói của họ trong quá trình làm việc.
Khi cảm nhận thấy nhân viên đang không thật sự tập trung vào nhiệm vụ hay mục đích chung, hãy tìm cách khai thác thông qua các câu hỏi trong mỗi cuộc họp. Từ đó dần tiếp cận được những “góc khuất” họ đang có ý định khuếch tán dần trong doanh nghiệp.
Điều này cũng đúng đối với bản thân lãnh đạo, chỉ khi bạn thật sự thấu hiểu và nắm rõ được những “góc khuất” của mình, bạn mới có thể kiểm soát để chúng không làm ảnh hưởng đến mỗi quyết định quan trọng của bạn!
Tôn trọng trong văn hóa doanh nghiệp
Thực chất, chẳng có gì sai khi nhân sự mong muốn một mức lương cao, quyền lợi, sự ưu ái hay khả năng thăng tiến thật nhanh… trong một tập thể. Đó là nhu cầu cơ bản của mỗi người và chẳng có gì sai khi nhân sự của bạn mong muốn điều đó. Thậm chí, nhân sự có năng lực càng cao thì thường có càng nhiều góc khuất. Vì vậy, lãnh đạo muốn khai thác tiềm năng của họ cũng như cải thiện văn hóa doanh nghiệp thì cần phải thật sự tôn trọng chúng. Vì những “góc khuất” đó đều là một phần trong mục tiêu, quan niệm sống của nhân sự.
Lãnh đạo cần phải gạt bỏ cảm xúc hay góc nhìn phiến diện cá nhân mới có thể dần tiếp cận được tới những “góc khuất” của họ. Không dễ để nhân sự chia sẻ suy nghĩ, mục tiêu của mình ra ngoài, đặc biệt khi nó còn có thể ảnh hưởng tới hình ảnh bản thân và quyền lợi của người khác.
Vì vậy, lãnh đạo cần phải thực sự khéo léo để thể hiện tự tôn trọng của bản thân đối với nhân sự bằng cách đặt mình vào vị trí của họ trước khi phán xét họ so đo hay ích kỷ. Vì nếu không có cạnh tranh thì cũng chẳng thể nào phát triển!
Điều này cũng đúng đối với bản thân người lãnh đạo, thay vì xấu hổ và trốn tránh những “góc khuất” của chính mình, khi có thể chấp nhận và tôn trọng chúng, bạn mới có thể tìm ra cách quản trị bản thân mình thật tốt.
Dẫn dắt
Lãnh đạo muốn cải thiện văn hóa doanh nghiệp phải biết cách đồng bộ mục tiêu cá nhân với mục tiêu doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần phải tạo ra một môi trường đủ cởi mở để nhân sự có thể thoải mái thể hiện quan điểm cá nhân và đủ an toàn để nhân sự có thể yên tâm chia sẻ suy nghĩ của mình. Làm được điều này không phải là dễ dàng. Nhất là đối với những “góc khuất” sâu trong mỗi người lại càng khó để khai thác.
Thay vì áp đặt hay cố gắng hỏi họ, lãnh đạo nên tổ chức các buổi coaching – huấn luyện 1:1 hoặc theo nhóm. Thông qua các câu hỏi để khéo léo gợi mở và tiếp cận dần vào thế giới quan của nhân sự. Từ đó, dựa vào các câu trả lời của họ để thấu hiểu và dẫn dắt họ tự kiểm soát, không để các “góc khuất” của mình làm ảnh hưởng tới lợi ích dài hạn của bản thân cũng như mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.
Điều này cũng rất đúng đối với bản thân người lãnh đạo, hãy chấp nhận đối mặt với những “góc khuất” của mình và đưa bóng tối ra ngoài và tìm cách hòa vào ánh sáng chung của doanh nghiệp của bạn.
Lời kết
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một điều dễ dàng. Đặc biệt khi mỗi nhân sự đều có tính cách và quan điểm sống khác nhau. True Success hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ có thể giúp các lãnh đạo phát triển doanh nghiệp của mình nhanh chóng và bền vững!
Xem thêm: Tầm quan trọng của môi trường làm việc công bằng
Hybrid working – Mô hình làm việc thời đại mới