Tư duy tích cực là tư duy thành công được nhiều chuyên gia phát triển con người, doanh nhân thành đạt nhắc đến như một bí quyết vượt qua những khó khăn, thách thức của con đường hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, tư duy như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng thực hiện được. Việc quá lạc quan dễ khiến con người chủ quan mà thất bại. Cùng True Success tìm hiểu về sự khác nhau giữa tư duy tích cực thực tế và tư duy tích cực thái quá trong bài viết sau.
Tư duy tích cực là gì?
Tư duy tích cực là cách chúng ta nhìn nhận vấn đề, suy nghĩ, quan điểm dưới một góc nhìn đầy lạc quan, tốt đẹp. Tư duy này giúp bạn ở trong trạng thái mà bản thân mong muốn, một sự vững vàng về tinh thần và không ngừng tiến lên về phía trước. Tư duy lạc quan thể hiện ở các phương diện như:
Thể chất: Khi ở trong trạng thái tư duy tích cực, chúng ta cảm thấy một sức sống dạt dào, khỏe mạnh trong cơ thể và sự minh mẫn về trí não. Đây chính là trạng thái giúp chúng ta tập trung làm việc và học tập hiệu quả.
Tinh thần: Khi nhìn những thứ khó khăn dưới một góc nhìn tích cực, tinh thần bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn để bước qua những khó khăn ấy. Vì điều này giúp bạn trở nên tự tin hơn, khám phá ra những cách giải quyết mới, đột phá hơn.
Tư duy tích cực thực tế và tư duy tích cực thái quá
Tích cực thực tế là sự nhìn nhận vấn đề một cách có tính thực tế, suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề dựa vào những yếu tố khách quan của cuộc sống bên cạnh góc nhìn cá nhân đầy lạc quan. Nó bao gồm việc nhìn mọi thứ một cách tốt đẹp, nhưng vẫn đồng thời nhận thức và chấp nhận thực tế của tình huống đó.
Bởi vậy, tư duy này khác biệt rất lớn so với tư duy tích cực thái quá. Tư duy tích cực thái quá là việc nhìn nhận vấn đề dưới một góc nhìn lạc quan một cách bất chấp, loại bỏ đi những vấn đề hiện hữu, luôn nghĩ mọi thứ màu hồng. Khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn chúng ta tưởng, chúng ta sẽ cảm thấy mất cân bằng, hy vọng quá nhiều rồi thất vọng tràn trề.
>>. Xem thêm: Tích cực thái quá và tiêu cực
Lợi ích của việc tư duy tích cực, lạc quan
Cải thiện tâm trạng thông qua tư duy tích cực thực tế
Tư duy tích cực và lạc quan giúp cải thiện tâm trạng vì khi bạn tập trung vào những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống, nhận thức về niềm vui và sự biết ơn, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy hạnh phúc hơn và ít bị căng thẳng, giảm áp lực. Tâm trạng tích cực sẽ tạo điều kiện tốt cho sự tăng trưởng và phát triển cá nhân.
Tăng sự tự tin
Nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn lạc quan, niềm tin, lòng tin vào khả năng và giá trị của mình cũng tăng lên. Điều này sẽ giúp bạn đối mặt với thách thức một cách tự tin và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp tích cực thái quá sẽ khiến bạn trở nên tự cao, coi thường vấn đề trước mắt. Khi không đạt được mục tiêu của mình sẽ khiến bản thân rơi vào trạng thái mất tự tin và khó kiểm soát.
Tạo động lực
Tư duy tích cực giúp bạn có thêm nhiều động lực để đạt được mục tiêu. Khi bạn tin rằng thành công là có thể và tập trung vào những khía cạnh tích cực của một tình huống, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ để làm việc hết mình và vượt qua khó khăn. Tư duy tích cực là nguồn năng lượng để tiếp tục nỗ lực và không bị đánh bại bởi thất bại.
Tạo ra kết quả tốt đẹp hơn
Không ngừng tìm kiếm cách thức mới để đạt được mục tiêu chính là lợi ích của tư duy tích cực. Một nền tảng tâm trạng tốt, khi bạn đặt mục tiêu và tin rằng bạn có thể đạt được chúng, bạn sẽ chủ động tìm kiếm cách thức để đạt được kết quả đó. Tư duy tích cực giúp bạn nhìn thấy các cơ hội và giải pháp tiềm năng mà bạn có thể không nhận ra nếu chỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực. Vì thế, vấn đề sẽ được cải thiện theo những cách thức tối ưu nhất.
Ảnh hưởng tốt đến người khác qua tư duy tích cực
Tâm trạng, tinh thần là thứ có thể lan tỏa và gây ảnh hưởng tới nhiều người. Một lời nói tích cực, một câu chuyện thành công sẽ thúc đẩy người khác cùng đi lên. Đặc biệt khi họ cũng gặp vấn đề khó giải quyết thì tư duy này cũng làm cho họ tự tin và mạnh mẽ hơn.
Nhưng tránh việc lan tỏa tư duy tích cực thái quá, điều này không những không giúp ích cho người khác mà còn khiến cuộc sống của họ có phần ảo tưởng, bỏ mặc vấn đề đang cần giải quyết.
3 phương pháp rèn luyện tư duy tích cực
Chấp nhận thực tế
Hãy chấp nhận và thừa nhận sự thật về tình huống hiện tại là điều đầu tiên trong tư duy này Đôi khi cuộc sống có thể gặp phải những rắc rối, khó khăn và thất bại. Tuy nhiên, việc chấp nhận thực tế giúp ta tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp, điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất.
Tư duy tích cực thái quá là né tránh, trốn tránh thực tế. Nó chỉ là giải pháp tạm thời để quên đi sự tiêu cực của vấn đề trước mắt mà không giải quyết được tình huống, khó khăn đang diễn ra.
Luyện tập tạo ra thói quen tích cực
Tư duy tích cực là một thói quen, và bạn có thể rèn luyện nó thông qua việc luyện tập. Bắt đầu bằng việc lưu ý và nhận biết những suy nghĩ tiêu cực hoặc những suy nghĩ hạn chế về bản thân và cuộc sống. Sau đó, thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực và khẳng định về khả năng và giá trị của bản thân. Luyện tập hàng ngày bằng cách viết nhật ký tư duy hoặc sử dụng các bài tập tư duy tích cực như thể dục hay thiền.
Xây dựng một môi trường tích cực
Môi trường xung quanh bạn có ảnh hưởng lớn đến tư duy của bạn. Hãy xây dựng một môi trường tích cực bằng cách tương tác với những người tích cực và tránh những người tiêu cực và độc hại. Tìm những nguồn cảm hứng tích cực như sách, bài viết, podcast hoặc video. Tham gia vào các hoạt động và nhóm hỗ trợ tích cực để có sự ủng hộ và khích lệ từ những người có tư duy tương tự.
Đọc sách 21 chiến lược lãnh đạo bản thân dành cho doanh nhân
Lời kết
Tư duy tích cực cần đặc biệt quan tâm đến sự tiêu cực của vấn đề. Chúng ta không né tránh mà nên chấp nhận nó. Từ đó tìm kiếm giải pháp khắc phục triệt để vấn đề. Hy vọng sau bài viết, bạn sẽ có tư duy tích cực một cách thực tế để áp dụng vào cuộc sống của mình một cách tốt đẹp hơn.