Đã bao giờ chúng ta tự hỏi: Những nhà lãnh đạo thành công nhất trên thế giới liệu có “công thức” bí mật nào để quản trị mọi thứ không? Làm thế nào mà họ có thể trở nên xuất chúng như vậy?
Để trả lời cho điều này, nhà báo nổi tiếng Geoffrey James đã phỏng vấn một số CEO ưu tú nhất và nhận ra họ đều có chung một số quan niệm cốt lõi trong phong cách lãnh đạo. Hãy cùng True Success tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tư duy phong cách lãnh đạo 1: Thương trường là một hệ sinh thái chứ không phải là một chiến trường
Quan niệm cốt lõi của những người lãnh đạo ưu tú chính là: Thương trường là một môi trường cộng sinh và chỉ những doanh nghiệp đa dạng nhất mới có thể thực sự tồn tại và phát triển bền vững.
Vì vậy, thay vì luôn đào tạo, huấn luyện nhân viên rằng phải coi đối thủ cạnh tranh là “kẻ thù” vào bằng mọi cách phải “giành giật” được khách hàng thì nhà lãnh đạo sẽ chú tâm vào các chiến lược để thích ứng với thị trường chung, thậm chí “bắt tay” cả với đối thủ nếu có thể tạo ra giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp.
Tư duy phong cách lãnh đạo 2: Doanh nghiệp là một cộng đồng chứ không phải là một cỗ máy
Quan niệm cốt lõi của những người lãnh đạo giỏi chính là: Doanh nghiệp là một tập hợp của những hoài bão, mơ ước và hy vọng cá nhân, và tất cả đều hướng tới một mục đích chung của doanh nghiệp.
Thay vì tạo ra một tổ chức chỉ hoạt động dựa trên những quy tắc, quy định, cơ cấu cứng nhắc và quản trị nhân sự một cách chuyên quyền, thúc ép, nhà quản trị sẽ chú trọng việc truyền cảm hứng, động lực cho nhân sự để thống nhất mục tiêu doanh nghiệp với mục tiêu cá nhân, khiến nhân sự chủ động làm việc và cống hiến vì thành quả của chính mình tạo ra trong tương lai cho bản thân và cả cộng đồng.
Tư duy phong cách lãnh đạo 3: Động lực đến từ tầm nhìn chứ không phải từ nỗi sợ hãi
Quan niệm cốt lõi của những người lãnh đạo ưu tú chính là: Người lãnh đạo cần truyền cảm hứng cho mọi người để nhìn tới một tương lai tốt đẹp hơn và tương lai ấy sẽ có phần của họ trong đó.
Nhiều sếp luôn lợi dụng tâm lý sợ hãi của nhân viên – sợ bị khiển trách, sợ mất quyền lợi, sợ bị sa thải… để thúc ép họ liên tục làm việc mà không thấy được hậu quả của việc liên tục tạo áp lực khiến hiệu suất và khả năng gắn bó với doanh nghiệp của nhân viên nhanh chóng giảm sút.
Đó là lý do nhà lãnh đạo xuất chúng muốn nhân viên tự nguyện làm việc vì họ tin tưởng vào mục tiêu doanh nghiệp và hiểu được ý nghĩa của chính công việc họ đang làm.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đã được các doanh nghiệp áp dụng thành công trong việc truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân sự trong webinar ONLINE MIỄN PHÍ sau: http://truesuccess.asia/webinar_percoach
Tư duy phong cách lãnh đạo 4: Nhân viên là đồng đẳng chứ không phải là cấp dưới
Quan niệm cốt lõi của những người lãnh đạo giỏi chính là: Đối xử với các nhân viên như thể họ là người quan trọng nhất công ty vì vị trí nào cũng quan trọng và cần được hoàn thành làm xuất sắc.
Điều này ngược lại với các sếp luôn nghĩ bản thân ở tầm cao còn nhân viên chỉ ở phía dưới. Những công việc quan trọng đều không thể tin tưởng vào nhân viên mà phải luôn tuân theo sự chỉ đạo, giám sát của các sếp. Từ đó khiến nhân viên chán nản hoặc chỉ giả vờ làm việc để không bị các sếp la mắng.
Tư duy phong cách lãnh đạo 5: Quản lý là phục vụ chứ không phải là kiểm soát
Quan niệm cốt lõi của những người lãnh đạo ưu tú chính là: Lãnh đạo phải đặt ra một đường hướng chung và tự cam kết với chính bản thân mình sẽ cung cấp được các nguồn lực cần có để giúp nhân viên hoàn thành công việc của họ.
Nếu các sếp chỉ luôn ra lệnh và bắt nhân viên phải chấp hành, không quan tâm đến ý kiến hay phản hồi của nhân viên thì người lãnh đạo lại luôn tìm cách tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và cởi mở, họ cũng đủ thấu hiểu nhân sự để sẵn sàng trao quyền đúng người đúng thời điểm, giúp nhân viên chủ động sáng tạo và tự tin thể hiện ý tưởng, quan điểm cá nhân để cùng đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Tư duy phong cách lãnh đạo 6: Làm việc phải vui vẻ chứ không mệt nhọc
Quan niệm cốt lõi của những người lãnh đạo giỏi chính là: Công việc vốn dĩ là một điều thú vị và tin rằng, công việc quan trọng nhất mà người quản lý nên làm là hãy giao cho mọi người những công việc có thể thực sự khiến họ hạnh phúc.
Có một câu nói nổi tiếng của Tim Cook – CEO của Apple cũng thể hiện tư duy này: “Làm công việc mình yêu thích thì cả đời sẽ không phải làm việc ngày nào”. Đó là lý do những lãnh đạo xuất chúng sẽ luôn quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của nhân viên và tìm ra cách đào tạo, huấn luyện phù hợp. Từ đó, tạo ra tâm lý thoải mái và năng lượng tích cực để phát huy tối đa tiềm năng, năng lực của họ.
Tư duy phong cách lãnh đạo 7: Công nghệ mang đến sự sáng tạo chứ không phải sự tự động hóa
Quan niệm cốt lõi của những người lãnh đạo ưu tú chính là: Công nghệ là một cách giải phóng con người, để họ trở nên sáng tạo và tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Điều này ngày càng đúng trong thời đại kỷ nguyên số. Các thiết bị thông minh để hỗ trợ nhân viên nâng cao năng suất làm việc thay vì trở thành công cụ kiểm soát cho các sếp để củng cố quyền lực và dự đoán sự sự phản kháng của nhân viên.
Tư duy phong cách lãnh đạo 8: Thay đổi là phát triển chứ không phải là đau đớn
Quan niệm cốt lõi của những người lãnh đạo giỏi chính là: Thay đổi là một phần tất yếu của cuộc sống. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công nếu các nhân viên và công ty không ngừng đổi mới các ý tưởng mang tính đột phá, tiên phong.
Thị trường biến động từng ngày với hàng tá những nhân tố tác động không thể dự đoán. Vì vậy, người lãnh đạo muốn phát triển đột phá dẫn đầu sẽ chấp nhận những chi phí cơ hội, luôn không ngừng tìm kiếm sự những đổi mới và sẵn sàng thay đổi để giữ doanh nghiệp không bị bỏ lại phía sau.
Đoạn kết
Chuyên gia huấn luyện và phát triển con người – Harry Trịnh đã từng nói: Lãnh đạo không được sinh ra – Lãnh đạo được tạo ra. Vì vậy, không có rào cản nào có thể ngăn cản khả năng hoàn thiện năng lực quản trị của người lãnh đạo ngoại trừ chính mình.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết dưới đây có thể giúp doanh nghiệp bạn phát triển bền vững và thành công!