Nếu bạn muốn các ứng viên nhận diện công ty của bạn là một nơi tuyệt vời để làm việc, thì đó thực sự phải là một nơi tuyệt vời để làm việc. Và trải nghiệm nhân viên sẽ chính là minh chứng khách quan nhất để thể hiện điều đó.
Vậy doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực sẵn có này vào quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình như thế nào để thu hút tối ưu nhân tài về làm việc? Cùng True Success tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Đánh giá tình trạng văn hóa nội bộ doanh nghiệp
Cách đơn giản và chính xác nhất chính là lắng nghe phản hồi chân thực nhất từ nhân viên. Lãnh đạo có thể mở các cuộc khảo sát ẩn danh hoặc phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu cảm nhận của họ.
Chỉ qua một số câu hỏi đơn giản như:
Bạn cảm thấy chính sách lương thưởng của bạn có xứng đáng không?
Bạn cảm thấy môi trường làm việc có thoải mái không?
Bạn đã phát triển bản thân như thế nào trong thời gian làm việc tại công ty?
…
Từ đó, lãnh đạo có thể nhanh chóng xác định ưu – nhược điểm của doanh nghiệp mình để điều chỉnh và thể hiện khi truyền thông thương hiệu tuyển dụng. Từ đó còn góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp cởi mở và tự do, truyền cảm hứng với những chia sẻ trải nghiệm tự nguyện và thực tế.
Thiết lập chương trình truyền thông thương hiệu tuyển dụng
Định hướng chương trình
Dù bạn đang là lãnh đạo của doanh nghiệp ở quy mô nào, có team/phòng nhân sự chuyên môn hay không thì bạn vẫn có thể thiết lập một chương trình truyền thông thương hiệu tuyển dụng với những đại sứ thương hiệu chính là các nhân viên đã và đang làm việc hiện tại. Nhìn vào tinh thần của nhân viên, ứng viên có thể có cảm nhận rõ được liệu doanh nghiệp của bạn có đúng là nơi họ muốn cống hiến hay không.
Hoạt động tổ chức
Một doanh nghiệp có văn hóa nội bộ tốt không chỉ thể hiện qua quá trình làm việc ăn ý mà cả tính gắn kết, tương tác giữa các nhân viên/phòng ban. Vì vậy, để tăng tính tin cậy cho hình ảnh của mình, lãnh đạo phải chú ý đồng hành và dẫn dắt nhân viên cả trong công việc và các hoạt động bên ngoài.
Điều này sẽ được thể hiện qua các hoạt động nội bộ như: Đào tạo và huấn luyện để định hướng lộ trình phát triển bản thân nhân viên, khen thưởng đúng người đúng lúc, teambuilding hay các món quà dễ thương… Những hoạt động này sẽ phải luôn được lưu trữ lại và trở thành nguồn tư liệu thực tế để trở thành các ấn phẩm truyền thông cho sự gắn bó, đoàn kết của doanh nghiệp.
Phương tiện truyền thông
Nghiên cứu cho thấy, 79% người tìm việc có xu hướng tìm kiếm công việc tiếp theo thông qua mạng xã hội. Do đó, mạng xã hội sẽ là một kênh tuyển dụng tiềm năng lãnh đạo cần chú ý để thu hút và kích thích ứng viên ứng tuyển.
Các nội dung chia sẻ không bó buộc phải là bài viết chuyên môn hay mô tả công việc trên Facebook và Linkedin (hai nền tảng tuyển dụng phổ biến). Thay vào đó, hãy sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với ứng viên và chia sẻ những nội dung có giá trị. Đó mới là bản chất thực sự của việc tham gia vào cộng đồng mạng.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao trải nghiệm nhân viên trong link sau: http://truesuccess.asia/webinar/
Đo lường mức độ hiệu quả đạt được
Tùy từng nguồn lực và quy mô doanh nghiệp mà cách thức đo lường mức độ hiệu quả sẽ khác nhau. Trong đó có 3 phương pháp phổ biến bao gồm: Thống kê số liệu, khảo sát ẩn danh và phỏng vấn trực tiếp.
Thống kê số liệu
Một số số liệu căn bản và quan trọng lãnh đạo cần chú ý chính là: Phản hồi và xếp hạng và tỷ lệ giữ chân nhân tài.
Phản hồi và xếp hạng
Hãy thường xuyên kiểm tra phản hồi và xếp hạng trên trang fanpage của doanh nghiệp cũng như các diễn đàn đánh giá Thương hiệu Nhà tuyển dụng. Điều này giúp người lãnh đạo xác định vị trí mức độ uy tín của thương hiệu doanh nghiệp trong mắt ứng viên và các ý kiến, phê bình phổ biến doanh nghiệp đang gặp phải trong việc xây dựng văn hóa công ty. Từ đó xác định được ưu thế và nơi cần đặt nỗ lực phát triển chương trình truyền thông thương hiệu đúng hướng.
Tỷ lệ giữ chân nhân tài
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một Thương hiệu Nhà tuyển dụng bền vững có thể tăng 28% tỷ lệ giữ chân nhân tài. Vì vậy, tỷ lệ giữ chân nhân tài sẽ chỉ ra cho lãnh đạo biết được chất lượng môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Khảo sát ẩn danh
Khảo sát ẩn danh để đo lường mức độ hài lòng của từng nhân viên ở mọi bộ phận sẽ giúp lãnh đạo đánh giá được mức độ hiệu quả của chương trình truyền thông thương hiệu tuyển dụng, từ đó phát hiện ra nhược điểm của doanh nghiệp để tiếp tục cải thiện nhằm thu hút thêm nhân tài về làm việc.
Phỏng vấn trực tiếp
Bộ phận nhân sự hoặc người lãnh đạo có thể mời từng cá nhân hoặc nhóm nhân viên vào nói chuyện riêng để lắng nghe những phản hồi thực tế của họ. Phương pháp này sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng đổi lại, kết quả thu được sẽ chất lượng hơn rất nhiều do có sự đối thoại qua lại để giải thích cụ thể các câu hỏi được đặt ra.
Lời kết
Đừng cố gắng để biến doanh nghiệp của bạn trở thành một nơi “có vẻ như” là môi trường làm việc tốt nhất mà hãy nỗ lực để biến điều đó thành sự thực. Vì vậy, người lãnh đạo cần nhạy bén và cởi mở trong việc lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành để nâng cao trải nghiệm của nhân viên. Từ đó xây dựng một doanh nghiệp đáng để gia nhập và cống hiến.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao trải nghiệm nhân viên trong link sau: http://truesuccess.asia/webinar/