Tái tạo bản thân là hoạt động mà cá nhân đó muốn nâng cao, cải thiện năng lực, chất lượng tinh thần, thể chất của bản thân. Việc tái tạo này đòi hỏi một thời gian dài, có sự chuyển đổi từ từ và liên tục, đốt cháy giai đoạn có thể gây ra những tác dụng ngược. Cùng True Success tìm hiểu thêm về chủ đề tái tạo lại bản thân trong bài viết này.
Tái tạo bản thân là gì?
Tái tạo bản thân là một khái niệm đề cập đến quá trình cải thiện và phát triển bản thân, không chỉ về mặt cá nhân mà còn bao gồm cả các khía cạnh về sức khỏe, tinh thần, kiến thức, kỹ năng và tư duy. Nó liên quan đến việc tự đặt mục tiêu, nỗ lực và tập trung vào việc trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Đây là quá trình liên tục và không có điểm dừng. Nó đòi hỏi sự tự chủ, sự đầu tư và lòng kiên nhẫn. Khi tái tạo bản thân hiệu quả, người ta có thể khám phá, thay đổi và phát triển các khả năng, tầm nhìn, giá trị và thái độ của mình.
Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo, hoạt động này lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong cuốn sách cùng tên chủ đề của tác giả Dorie Clark đã chỉ ra, khi bạn đã được những vị trí nhất định trong doanh nghiệp, dù hướng tiếp vào những mục tiêu mới, hoặc thăng tiến, hoặc thay đổi, chúng ta sẽ không muốn dành cả cuộc đời mình làm những việc mình không thích.
Chính vì thế, làm người lãnh đạo cần tái tạo bản thân, nghĩa là phát triển thương hiệu cá nhân của mình một cách chuyên nghiệp và ở đó, giá trị của bạn được đóng góp mạnh mẽ.
Tham khảo khoá huấn luyện Đột phá năng lực lãnh đạo
Thay đổi tư duy là gì?
Nếu đi bạn đi theo một lối mòn về suy nghĩ quá lâu, một quan điểm cũ kỹ, dù thế giới đã thay đổi về điều đó. Đã đến lúc bạn cần thay đổi tư duy. Đây là cách thức đầu tiên trong hành trình tái tạo bản thân của mình.
Thay đổi tư duy chính là quá trình thay đổi và điều chỉnh cách suy nghĩ, quan điểm và cách tiếp cận vấn đề của một cá nhân. Bạn sẵn sàng chấp nhận và mở lòng để khám phá các khía cạnh mới, quan điểm khác nhau sáng tạo trong cách giải quyết và cách thức đạt mục tiêu. Một tư duy tích cực sẽ nhanh chóng giúp bạn tiến tới nguyên nhân của vấn đề và tìm kiếm được giải pháp cho vấn đề đó.
Tái tạo bản thân với tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống là gì?
Theo chuyên gia Harry Trịnh đề cập đến khái niệm của tư duy hệ thống trong khoá huấn luyện Đột phá năng lực lãnh đạo, tư duy hệ thống là nghiên cứu và phân tích hệ thống, từ đó điều chỉnh hoạt động của một hệ thống có hiệu quả và ứng dụng nó vào hệ thống khác ở bất kỳ cấp độ và hoàn cảnh nào.
Ở loại tư duy này, chúng ta cần nhìn nhận, thấu hiểu, phân tích vấn đề một cách toàn diện. Việc xem xét các yếu tố cần tập trung vào mối quan hệ, sự liên kết, sự tương tác giữa các phần tử để tạo nên ý nghĩa, hoạt động tổng thể.
Tư duy hệ thống là một tư duy rất thú vị và hữu ích để nâng cao tái tạo bản thân hiệu quả. Vì bản thân con người là một hệ thống, xét về mặt thể chất, cơ thể chúng ta được cấu tạo và hoạt động dựa trên các bộ phận của cơ thể cùng các hoạt động như hô hấp, bài tiết, tiêu hoá… Mỗi phần tử bao gồm nhiều chức năng khác nhau song đều chung mục đích là giúp chúng ta có sức khoẻ để duy trì hoạt động sống.
Chính vì thế, bên cạnh việc hiểu theo nghĩa đen, chúng ta có thể áp dụng tư duy này một cách rộng ra về mối quan hệ của chúng ta trong một tổ chức, doanh nghiệp, gia đình. Từ đó điều chỉnh và xây dựng năng lực cần thiết để phục vụ định hướng chung. Tái tạo bản thân chính là đổi mới những điều không còn phù hợp ở bản thân để thích ứng, thích nghi.
Nhà lãnh đạo tái tạo bản thân với tư duy hệ thống
Bản thân nhà lãnh đạo có thể là một hệ thống về mặt vật lý, tinh thần. Nhưng với vai trò là người hoạt động trong doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp không thể tiếp tục đi theo lối mòn trong tư duy. Tư duy hệ thống để nhìn mọi vấn đề một cách mật thiết, ảnh hưởng với nhau để tìm ra gốc rễ vấn đề. Doanh nghiệp là một hệ thống. Muốn hệ thống ấy hoạt động tốt, nhà lãnh đạo chính là chìa khoá để dẫn dắt hệ thống.
Nhà quản trị tái tạo bản thân bằng tư duy hệ thống chính là thay đổi bản thân một cách tích cực để phục vụ cho bức tranh tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. Đổi mới mình vì đứng trước sự vận động không ngừng nghỉ của thị trường, công nghệ, xã hội ngoài kia. Việc tái tạo bản thân của nhà lãnh đạo có thể là việc đặt mục tiêu mới, cao hơn.
Lúc này, tư duy hệ thống có nhiệm vụ tạo nên cái nhìn tổng thể để nhà quản trị phân tích, nhìn thấy những mối liên hệ trong quá trình thực hiện mục tiêu đó. Mục tiêu của doanh nhân cần gắn với mục tiêu doanh nghiệp, hệ thống doanh nghiệp cũng cần liên kết chặt chẽ và đồng bộ.
Nhà lãnh đạo tái tạo bản thân với tư duy hệ thốngĐọc thêm về Tư duy hệ thống
Lời kết
Tái tạo bản thân với tư duy hệ thống là khái niệm và tư duy tương đối mới mẻ. Chắc chắn đây sẽ còn là bài toán cho người làm doanh nhân, doanh nghiệp. Nhưng khi làm chủ được tư duy này, việc vận hành của nhà quản trị đối với doanh nghiệp sẽ trở nên chính xác và hiệu quả hơn.