Trào lưu Âm thầm nghỉ – Quiet quitting việc đang ngày càng phổ biến sau đại dịch Covid. Tuy nó có thể không tác động quá nhiều đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và bứt phá. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy nhân sự của bạn đang làm việc theo xu hướng này?
True Success sẽ giải đáp vấn đề này cho các lãnh đạo trong bài viết dưới đây.
Quiet quitting là gì?
Theo định nghĩa của The Guardian, Quiet quitting – Âm thầm nghỉ việc là thuật ngữ mô tả tình trạng nhân sự chỉ làm đủ việc rồi về, không tham gia hoạt động của công ty, ngắt kết nối với đồng nghiệp sau giờ làm.
Biểu hiện trào lưu Quiet quitting của nhân sự
Biểu hiện của trào lưu này khá đa dạng, trong đó có thể kể đến 4 biểu hiện tiêu biểu của nhân sự gồm: Năng suất làm việc không quá nổi trội; Không quan tâm tới việc giao lưu với đồng nghiệp; Ngắt tương tác với công ty ngoài giờ hành chính; Tinh thần làm việc thiếu tích cực.
Năng suất làm việc không quá nổi trội
Điều lãnh đạo dễ dàng nhận thấy nhân sự của mình đang có xu hướng này chính là năng suất làm việc của họ. Họ có thể thường xuyên không hoàn thành KPI, hoặc hoàn thành KPI nhưng trễ deadline, chất lượng công việc chỉ ở mức tạm ổn hoặc ngày càng đi xuống. Những chỉ số định lượng cụ thể trong báo cáo định kỳ có thể phản ánh nhanh chóng và khá chính xác trào lưu âm thầm nghỉ việc – quiet quitting.
Không quan tâm tới việc giao tiếp với đồng nghiệp
Nhân viên sẽ gắn bó với công ty ít nhất 8 tiếng/ngày/ Vì vậy, đồng nghiệp là một trong những đối tượng chiếm nhiều thời gian tiếp xúc nhất. Tuy cá tính của mỗi người là khác nhau nhưng việc nhân viên chủ động “khép mình”, ít giao tiếp, không muốn hòa nhập vào tập thể có thể gây khó khăn trong công việc và ảnh hưởng đến không khí trong văn phòng.
Ngắt tương tác ngoài giờ hành chính
Một biểu hiện cực kỳ tiêu biểu của tình trạng Quiet quitting là nhân sự sẽ tắt các ứng dụng hoặc bỏ qua các thông báo liên quan đến công việc khi rời khỏi văn phòng. Họ lựa chọn tách bạch hoàn toàn giữa các yếu tố thuộc công việc và đời sống cá nhân, đặc biệt là về thời gian. Hầu như họ sẽ về đúng giờ, không nhận làm thêm hay các công việc ngoài giờ hành chính.
Bên cạnh đó, nhân sự cũng không có nhu cầu nuôi dưỡng mối quan hệ với đồng nghiệp hay cấp trên. Họ không muốn tham gia các hoạt động tập thể như teambuilding, liên hoan, hội họp… hoặc tham gia nhưng với tâm thế miễn cưỡng, bị ép buộc.
Tinh thần làm việc không tích cực
Lãnh đạo có thể cảm nhận được nhân viên của mình có chiều hướng Quiet quitting hay không thông qua việc cảm nhận tinh thần làm việc thiếu chủ động của họ. Họ sẽ chỉ làm đúng những việc cấp trên giao xuống, không đóng góp ý kiến xây dựng hay phản hồi những khó khăn gặp phải khi làm việc; Trong các cuộc họp, họ thường im lặng, tỏ ra thờ ơ hay chán nản khi nghe các chiến lược, mục tiêu của phòng ban/doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, những nhân sự này cũng không sẵn sàng, thâm chí có thái độ phản đối gay gắt khi bị giao thêm việc hoặc phải làm thêm ngoài giờ.
Quan điểm về trào lưu Quiet quitting
Hiện nay có 2 luồng quan điểm về trào lưu này là: Biện minh cho sự lười biếng hay một cuộc cách mạng giải thoát để cân bằng.
Quiet quitting chỉ là biện minh cho sự lười biếng
Theo như quan điểm này, những nhân viên lựa chọn làm việc theo xu hướng này đồng nghĩa với việc họ đang không muốn cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Những nhân viên này chỉ làm đủ và đúng những công việc được giao và hầu như không bao giờ có phản hồi hay đóng góp ý kiến dù chuyên môn của họ có cao như thế nào.
Trong khi họ được thuê để giúp vận hành công việc kinh doanh, vì vậy họ nên nỗ lực để cùng phát triển doanh nghiệp – cũng là tự phát triển năng lực bản thân của mình.
Trào lưu âm thầm nghỉ việc – Quiet quitting khiến người lãnh đạo không thể khai thác được hết tiềm năng của nhân sự. Từ đó lãng phí nhiều nguồn lực sẵn có của công ty. Chưa kể đến việc khiến nội bộ rời rạc do thiếu sự gắn kết do việc giao tiếp chỉ hạn chế trong nội dung trao đổi công việc.
Quiet quitting là một cuộc cách mạng giải thoát để cân bằng
Với quan điểm ngược lại cho rằng, những người lựa chọn làm việc theo xu hướng này vẫn làm đúng và đủ những việc được liệt kê trong mô tả công việc và trong đúng thời gian pháp luật và công ty quy định. Họ sẽ tách bạch hoàn toàn thời gian dành cho công việc và cuộc sống cá nhân bằng cách không nhận làm thêm giờ, không tham gia các hoạt động như teambuilding, liên hoan, hội họp… mà không liên quan đến công việc.
Thực tế, công ty cũng không có quyền ép buộc nhân viên tăng ca hay tham gia thêm các hoạt động tập thể mang tính tự nguyện. Vì vậy, việc họ ngắt kết nối với công ty sau giờ hành chính nhằm giành lại thời gian để cân bằng cuộc sống cũng không có gì sai. Nhà tâm lý học Tổ chức Ben Granger cũng cho rằng: trào lưu âm thầm nghỉ việc – Quiet quitting có thể là cách để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất trong môi trường làm việc độc hại.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đang được các doanh nghiệp áp dụng để truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên trong link sau: http://truesuccess.asia/webinar/
Lời kết
Thực chất, nhân sự dù chọn làm việc theo trào lưu Quiet quitting – Âm thầm nghỉ việc vẫn sẽ đảm bảo hoàn thành các công việc trong phạm vi được ấn định công khai. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo không kịp thời phát hiện thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp.
Hy vọng những chia sẻ của True Success sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.