Phương pháp Tư duy ngược chính là các tư duy khác biệt giữa một người thành công và một người bình thường. Vậy tư duy này là gì? Sau đây là bài viết True Success sẽ chia sẻ về loại tư duy này thông qua các ví dụ về tư duy ngược thực tế trong kinh doanh.
Phương pháp tư duy ngược là gì?
Theo Carl Jacobi – một nhà toán học người Đức, tư duy ngược (tiếng anh là Reverse Thinking) là việc suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, trái ngược với mong muốn, mục đích của bản thân. Từ đó, tạo ra nhiều ý tưởng mới để giải quyết vấn đề tối ưu.
Tư duy ngược giúp mở ra một cách tiếp cận vấn đề khác biệt và mới lạ, đặc biệt trong các tình huống mà khi áp dụng cách giải quyết thông thường khó đạt hiệu quả cao hoặc bị bế tắc. Điều này dựa vào việc chúng ta sẽ dễ nghĩ ra các ý tưởng theo hướng tiêu cực hơn. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp tư duy ngược, bạn sẽ xác định các vấn đề liên quan và ảnh hưởng đến mục tiêu. Từ đó tìm cách né tránh hoặc xoay chuyển phù hợp để đi đến kết quả mong muốn.
Đăng ký Ebook 5 NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC
biên soạn bởi chuyên gia huấn luyện và phát triển con người Harry Trịnh
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tư duy ngược
Cũng như những phương pháp tư duy khác, phương pháp tư duy đảo ngược cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng cần phải lưu ý khi áp dụng.
Ưu điểm của phương pháp tư duy ngược
Hầu hết những người có tư duy ngược đều sẽ để lại thương hiệu cá nhân nổi bật với người khác. Do sự cởi mở và khác biệt về tư duy, họ có thể thể hiện được cá tính, sự sáng tạo và thậm chí là hơi “khác người” của mình.
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, tư duy đi ngược đám đông được rất nhiều người lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới đánh giá cao như Donald Trump, Bill Gates,… do hiệu quả vượt trội mà nó mang lại. Khi bạn có những suy nghĩ khác biệt, thậm chí đi ngược lại hoàn toàn với số đông và mạnh dạn biết cách áp dụng đúng vào doanh nghiệp của mình thì sự phát triển đột phá là kết quả tất yếu.
Nhược điểm của phương pháp tư duy ngược
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì phương pháp này cũng có một số nhược điểm cần chú ý. Điển hình như những rủi ro không nhỏ đi kèm với hiệu quả nổi trội mà nó mang lại. Vì vậy, nếu lãnh đạo không suy xét kỹ càng trước khi ra quyết định thì sẽ lâm vào tình trạng “được ăn cả ngã về không” khi nguy cơ không đạt được mục tiêu vô cùng cao.
Một điều khó khăn khác khi áp dụng phương pháp này chính là sự đòi hỏi khả năng tư duy rất cao. Mặc dù định nghĩa về “tư duy ngược là gì” khá đơn giản, nhưng khi áp vào thực tế thì không phải ai cũng có thể đặt ra những giả định tiêu cực trái ngược đúng trọng tâm trong thời gian ngắn. Muốn tạo sự đột phá đòi hỏi bạn phải rèn luyện thường xuyên phương pháp này.
Phương pháp tư duy ngược trong kinh doanh – Áp dụng với mô hình 5 bước
Lãnh đạo và nhân sự có tư duy ngược là một trong những nguồn lực “vàng” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể tìm ra phương án tối ưu cho những vấn đề của doanh nghiệp thì sẽ cần một quá trình làm việc khoa học. Dưới đây là 5 bước cụ thể trong mô hình áp dụng phương pháp tư duy ngược trong kinh doanh. Diễn giả Harry Trịnh sẽ định hướng cho bạn đọc từng bước như sau.
Bước 1: Xác định vấn đề hoặc mục tiêu hướng đến.
Khi nhận được mục đích hoặc nhiệm vụ, lãnh đạo và đội nhóm cần xác định các vấn đề trọng tâm và những mục tiêu cần đạt.
Ví dụ như: Mục đích là tăng lợi nhuận/doanh thu lên gấp đôi so với năm trước thì sẽ cần đạt được các mục tiêu như:
- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu
- Tăng số lượng khách hàng trung thành
- Tăng doanh số sản phẩm, tăng năng suất làm việc
Bước 2: Đưa ra các câu hỏi đảo ngược
Khi đã xác định được các vấn đề liên quan, bạn cần đưa ra các câu hỏi mang tính tiêu cực làm thế nào để không đạt được chúng hoặc không trực tiếp liên quan đến chúng. Ví dụ như:
- Muốn tăng năng suất làm việc thì cần suy nghĩ: “Nhân viên sẽ mất tập trung hơn khi nào hoặc nếu người lãnh đạo làm gì?”
- Muốn tăng số lượng khách hàng trung thành thì cần suy nghĩ “Làm thế nào để khách hàng không quay lại mua sản phẩm nữa?”
- Muốn tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu thì cần suy nghĩ “Làm thế nào để khách hàng ghét sản phẩm/doanh nghiệp?”
Bước 3: Mở rộng các vấn đề để tạo ra các ý tưởng
Sau khi đã đặt ra các câu hỏi tư duy ngược, bạn đương nhiên sẽ cần trả lời cho các câu hỏi đó. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng: Những ý tưởng ở bước này càng xuất sắc bao nhiêu thì sẽ là bước đệm để phương pháp giải quyết vấn đề chính đột phá bấy nhiêu.
Vì vậy, lãnh đạo cùng nhân viên cần tập trung để đưa ra “lời giải” hay nhất cho các “bài toán” mà chính mình vừa đặt ra. Đây là lúc lãnh đạo có thể khai mở tiềm năng nhân sự thông qua việc khuyến khích nhân viên chủ động, cởi mở tư duy để thể hiện các quan điểm của bản thân. Đôi khi những ý tưởng tưởng chừng “điên rồ” lại có thể mang lại kết quả “không tưởng” cho doanh nghiệp
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đã được các doanh nghiệp áp dụng thành công trong việc thúc đẩy nhân sự chủ động trong webinar ONLINE MIỄN PHÍ
Bước 4: Rút ra các giải pháp cho vấn đề và mục tiêu ban đầu
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình áp dụng tư duy đi ngược đám đông. Điều này nghe có vẻ đơn giản nếu chỉ dựa vào lý thuyết tư duy ngược là gì. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ tư duy ngược là chỉ cần “lật ngược lại” những ý tưởng trên thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Muốn giải quyết được mục tiêu chính đòi hỏi bạn phải thực sự tư duy sâu để tìm ra cách thức liên hệ.
Bước 5: Đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp với thực tế nhất
Để lựa chọn giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp, lãnh đạo và đội nhóm cần dựa trên nhiều yếu tố để đánh giá kỹ càng. Trong đó, yếu tố căn bản và bắt buộc phải đáp ứng được đó là tính thực tế.
Phương án tốt nhất có thể không có kết quả kỳ vọng cao nhất nhưng chắc chắn phải thực sự phù hợp với môi trường kinh doanh và nguồn lực doanh nghiệp. Ngay cả khi lãnh đạo và nhân viên có khả năng tư duy ngược tốt đến đâu nhưng nếu không thể đưa ra phương án mang lại hiệu quả thực tế thì đều là vô nghĩa.
Lời kết
Phương pháp Tư duy ngược là một trong những phương pháp có thể mang lại những phương án đột phá cho doanh nghiệp do sự cởi mở và khác biệt trong quá trình lãnh đạo và nhân sự tư duy giải quyết vấn đề. Hy vọng những chia sẻ của True Success trong bài viết trên có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh chóng và bền vững!