Phương pháp quan sát chính là phương pháp đầu tiên khi nhắc đến tình trạng chung mà mọi doanh nghiệp đều gặp phải chính là: Có những điều nhân sự họ không bao giờ chủ động chia sẻ; Có nhiều vấn đề lãnh đạo nhận thấy nhưng khi hỏi thì nhân sự lại né tránh phản hồi ý kiến; Có những văn hóa ngầm bên trong doanh nghiệp mà người lãnh đạo chỉ có thể phát hiện được thông qua sự nhạy bén của mình.
Trong bài viết dưới đây, True Success sẽ đề cập đến các phương pháp quan sát cụ thể giúp lãnh đạo có thể đọc vị nhân sự hiệu quả nhất.
Phương pháp quan sát là gì?
Phương pháp quan sát là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu về hiện tượng, sự vật, sự việc một cách chi tiết thông qua các giác quan nghe, nhìn… để thu nhận thông tin từ thực tế nhằm đánh giá đối tượng mục tiêu hướng tới.
Khác với bản năng quan sát, phương pháp này đòi hỏi phải rèn luyện để có thể nhận biết và chú ý đến các chi tiết cần thiết, quan trọng nhằm đạt được chủ đích của người quan sát.
Nêu ưu nhược điểm của phương pháp quan sát
Cũng như những phương pháp quản trị hay thu thập thông tin khác, phương pháp này cũng có những đặc điểm riêng biệt. Dưới đây, True Success sẽ nêu ưu nhược điểm của phương pháp quan sát.
Ưu điểm phương pháp quan sát
Ưu điểm phương pháp quan sát là giúp người quan sát đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của đối tượng quan sát, từ đó làm căn cứ để hình thành cảm nhận cá nhân về đối tượng đó. Những căn cứ thực tế được cảm nhận bằng các giác quan sẽ tăng tính xác thực và tin cậy cho quá trình xử lý thông tin của người quan sát.
Nhược điểm phương pháp quan sát
Nhược điểm phương pháp quan sát là tính nhất thời của đối tượng quan sát. Người quan sát chỉ có thể cảm nhận được đối tượng ở thời điểm quan sát hiện tại, còn đặc điểm ở quá khứ và tương lai thì không. Điều này sẽ khiến người quan sát khó tìm hiểu các nguyên nhân cũng như đánh giá tiềm năng của đối tượng quan sát.
Đặc biệt, khi đối tượng quan sát đang trong tình trạng không ổn định về mặt cảm xúc sẽ kéo theo những hành động, thái độ, tư duy khác biệt với thông thường. Nếu người quan sát vội vàng phán xét trong thời điểm này có thể dẫn tới những nhận định không chính xác về đối tượng.
Các loại phương pháp quan sát
Theo Chuyên gia huấn luyện và phát triển con người – Mr. Harry Trịnh: Thực chất, có 2 cách để lãnh đạo quan sát nhân sự là: Quan sát qua hành vi và quan sát kết hợp lắng nghe trực giác lãnh đạo.
Quan sát qua hành vi
Lãnh đạo có thể quan sát các cử chỉ, hành động, thái độ trong quá trình làm việc, cách tư duy, cách thể hiện quan điểm… của nhân sự để đánh giá năng lực và mức độ gắn bó của họ với doanh nghiệp. Cùng một nhiệm vụ, cùng một môi trường làm việc với những nguồn lực tương tự nhau nhưng mỗi nhân sự sẽ có cách xử lý khác nhau. Lãnh đạo cần phải nhạy bén quan sát mới có thể “đọc vị” được mỗi cá nhân để phân công công việc phù hợp.
Bên cạnh đó, phương pháp này qua hành vi còn giúp lãnh đạo nắm bắt được tâm lý của nhân sự kịp thời, từ đó lựa chọn cách thức tiếp cận và quản trị phù hợp. Điều này giúp lãnh đạo nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của nhân viên. Từ đó kéo gần khoảng cách trong mối quan hệ với nhau.
Ví dụ như, khi một nhân sự không hoàn thành nhiệm vụ, lãnh đạo không nên vội phán xét về trình độ hay thái độ của họ. Đặc biệt đối với nhân viên đã làm việc lâu năm tại doanh nghiệp, lãnh đạo cần dựa vào quá trình quan sát trước đó của mình để so sánh với hiện tại để biết liệu họ có đang bị vấn đề khác quan tác động hay không. Tử đó hỗ trợ họ tháo gỡ và khắc phục trong những nhiệm vụ tiếp theo.
Xem thêm bài viết hữu ích: Mô hình 5 bước áp dụng phương pháp tư duy ngược
Quan sát kết hợp lắng nghe trực giác lãnh đạo
Trực giác là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về trực giác là gì, tuy nhiên nhìn chung ta có thể hình dung rằng: Trực giác (hay còn được gọi là giác quan thứ 6) là quá trình con người thấu hiểu sự vật, sự việc một cách không trực tiếp, không qua phân tích hay lý luận logic nào. Trực giác là kết quả của quá trình bộ não so sánh những kết quả của trải nghiệm trước đó với các dấu hiệu hiện tại để dự đoán điều có thể xảy ra.
Người càng có trình độ cao, trải nghiệm nhiều thì bộ não càng có nhiều thông tin để làm cơ sở đối chiếu với các trải nghiệm mới. Đồng nghĩa với việc họ có trực giác nhạy bén. Không phải trực giác luôn đúng 100% nhưng trong những trường hợp đặc biệt, nó có thể giúp con người lựa chọn đúng đắn hoặc thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.
Quan sát kết hợp lắng nghe trực giác lãnh đạo
Trực giác lãnh đạo là kết quả của những trải nghiệm kinh doanh. quản trị trong một hoặc nhiều lĩnh vực trong một thời gian dài. Nếu theo dõi chương trình “Thương vụ bạc tỷ”, nhiều khán giả sẽ nhận ra rằng hầu như các Shark chấp nhận đầu tư vào một startup chưa có lợi nhuận cao chỉ vì họ cảm thấy tiềm năng ở đội ngũ sáng lập.
Đó không phải là những quyết định cảm tính mà đều dựa vào trực giác mách bảo họ đây là những con người có thể dẫn dắt sự thay đổi và tạo ra giá trị thực sự. Điều này chứng minh trực giác có sự ảnh hưởng mạnh mẽ với khả năng dẫn dắt, thôi thúc việc quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Vậy có cách nào để lãnh đạo rèn luyện phương pháp này bằng trực giác hay không? Câu trả lời là có.
Thứ nhất, theo John C.Maxwell – nhà lãnh đạo kiệt xuất cho rằng: “Lãnh đạo có trực giác là người có tư duy khác biệt, nắm bắt xu hướng, dự báo tình huống, hiểu rõ mọi người. Đặc biệt, đó là người hiểu được chính mình, hiểu rõ nguồn lực của bản thân, bởi không ai có thể làm được việc lớn nếu không thật sự quan tâm đến bản thân”.
Thứ hai, Theo Chuyên gia huấn luyện và phát triển con người – Mr. Harry Trịnh: “Trực giác nằm trong vùng não vô thức. Chúng ta không thể nhận biết nó nhưng có thể “tạo điều kiện” để não có thể sử dụng và phát huy hoạt động của trực giác. Vì vậy, hãy học cách sử dụng não vô thức của bạn”.
Nhìn chung, phương pháp này đòi hỏi lãnh đạo phải có vốn trải nghiệm phong phú và sự nhạy bén trong tư duy quản trị mới có thể khai mở tiềm năng nhân sự của mình hiệu quả.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự
qua webinar ONLINE MIỄN PHÍ
Lời kết
Phương pháp quan sát bước đầu của quá trình muốn dùng người phải hiểu người. Quan sát chỉ là một trong 5 phương pháp thấu hiểu nhân sự sâu sắc và hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp lãnh đạo quản trị nhân sự của doanh nghiệp mình hiệu quả hơn.