Phong cách lãnh đạo tối ưu nhất hiện nay là bài toán mà nhiều nhà lãnh đạo còn băn khoăn, trăn trở để làm sao có được phong cách lãnh đạo nào để mình trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc. Có nhiều yếu tố và sự ảnh hưởng đến một người lãnh đạo tìm cho mình được phong cách phù hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhà lãnh đạo lựa chọn phong cách lãnh đạo tối ưu nhất
Phải thừa nhận một điều rằng, phong cách lãnh đạo của một nhân vật điển hình có ảnh hưởng rất lớn đến những nhà lãnh đạo khác. Nhưng đó chỉ là một phần trong cách học trở thành nhà lãnh đạo của bất cứ một người ưu tú nào. Bên cạnh việc học tập từ một ai đó, tìm câu trả lời bên trong mình chính là những yếu tố ảnh hưởng nhất.
Tính cách của nhà lãnh đạo
Đầu tiên phải kể đến tính cách của nhà lãnh đạo. Có những nhà lãnh đạo có tính cách ôn hòa, có người có tính cách quyết đoán,.. Vì thế tính cách là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn phong cách lãnh đạo cho những người đứng đầu, doanh nhân hay các nhà quản lý, lãnh đạo.
Vậy nên để định hình được phong cách lãnh đạo của mình chính người lãnh đạo phải thấu hiểu được bản thân mình. Biết mình thích gì, cần gì, mạnh ở đâu, yếu ở điểm nào, làm sao để bản thân bộc lộ hết được những tiềm năng và giá trị cốt lõi của chính bản thân mình.
Năng lực và kỹ năng quản trị của nhà lãnh đạo
Khi người lãnh đạo có năng chuyên môn hay quản trị tốt thì phong cách sẽ lựa chọn phong cách lãnh đạo làm sao để bản thân đưa ra những quyết định đầy tính quyết đoán, nằm giúp cho công việc được giải quyết nhanh chóng.
Đối ngược lại với điều trên, nếu năng lực và kỹ năng quản trị chưa tốt, phong cách lãnh đạo thường có xu hướng lấy thêm ý kiến từ nhiều hướng, cấp dưới hay vị trí quản lý phía dưới.
Môi trường làm việc
Trong một môi trường làm việc tốt, tính kỷ luật cao nhưng lại có tính chất dân chủ thì người lãnh đạo lựa chọn phong cách lãnh đạo dân chủ.
Nếu môi trường làm việc có phần hơi độc đoán thì người lãnh đạo có thể đang đi theo phong cách lãnh đạo này. Môi trường làm việc là nơi mà nhà lãnh đạo gần như luôn luôn quan tâm và có mặt nên sống trong trường làm việc như vậy hẳn sẽ lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với môi trường.
Năng lực và trình độ của nhân viên
Nếu như đội ngũ nhân sự chỉ cần góp ý thì người lãnh đạo sẽ lựa chọn phong cách lãnh đạo khác nhưng nếu đội ngũ nhân sự không úa xuất sắc thì vai trò của người đứng đầu một lần nữa lại được củng cố. Tùy thuộc vào nhân sự có năng lực và trình độ như thế nào thì phong cách lãnh đạo càng trở nên cần thiết và quan trọng, lựa chọn càng cần sáng suốt hơn.
Ưu nhược điểm của 3 loại phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Ưu điểm: Phong cách này cho phép nhân viên có thể không phải áp lực với việc phải đưa ra quyết định mà thay vào đó, các quyết định đều được người đứng đầu chỉ định và cấp dưới làm theo. Trong những trường hợp cần ra đưa ra những phản hồi, cách giải quyết nhanh chóng thì phong cách này tối ưu nhất.
Nhược điểm: Với bản chất là việc quyết định nằm trong tay người đứng đầu thì rất dễ xảy ra sự không hài lòng cho nhân sự. Ở đó môi trường làm việc gay gắt, nghiêm khắc sẽ làm nhân sự cảm thấy khó chịu, cảm giác ít được tôn trọng hay lắng nghe.
Phong cách lãnh đạo tự do
Ưu điểm: Đặc trưng của phong cách lãnh đạo tự do chính là sự ủy thác, trách nhiệm sẽ trao cho những người quản lý phía dưới. Những nhà quản lý này sẽ để nhân sự của mình có được quyền quyết định để giải quyết vấn đề hay nắm bắt cơ hội. Áp dụng phương pháp lãnh đạo này sẽ tối ưu cho những nhà lãnh đạo có kỹ năng quản trị cao, dần giúp doanh nghiệp có thể tự hành.
Phong cách này cũng khiến nhân sự cảm thấy được tin tưởng, được tôn trọng và được lắng nghe.
Nhược điểm: Phong cách lãnh đạo này sẽ được áp dụng trong doanh nghiệp mà ở đó năng lực của các nhân sự cũng tương đối cao. Bên cạnh đó, mặc dù nhân sự được trao quyền song người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là bạn có vấn đề xảy ra.
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Ưu điểm: Phong cách lãnh đạo dân chủ có thể được coi là phong cách lãnh đạo tối ưu nhất, được các nhà quản trị theo đuổi. Nó cho phép sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhân sự, nhân sự cũng được đưa ra quyết định cho vấn đề nhất định nào đó.
Nó cũng giúp nhân sự cảm thấy được tạo động lực, tự chủ, chủ động trong công việc của mình để hoàn thành tốt công việc của mình.
Nhược điểm: Có một điều phải lưu ý ở phong cách lãnh đạo này chính là nếu áp dụng phong cách này cho một nhà quản trị ít sự quyết đoán và cứng rắn thì sẽ phong cách này trở nên không phù hợp vì dễ khiến quá trình đưa ra quyết định bị chậm lại hay thậm chí chệch hướng.
Làm thế nào để xây dựng phong cách lãnh đạo cá nhân?
Định vị bản thân
Việc đầu tiên là người quản trị phải tự biết mình là ai, ở đâu, mình mạnh điểm gì, yếu điểm gì để phát huy hay khắc chế. Tính cách mình ra sao để lựa chọn một phong cách lãnh đạo phù hợp. Việc thiếu định vị bản thân sẽ khiến bạn nhanh chóng cảm thấy phong cách lãnh đạo là gượng ép và khó đạt hiệu quả.
Một thực tế phải nhìn nhận rằng, nhiều nhà lãnh đạo bắt chước y chang những phong cách lãnh đạo của các nhân vật nổi tiếng. Nhưng nó tạo ra một áp lực, sự gượng ép không cần thiết lên chính bản thân nhà lãnh đạo. Vì thể chỉ nên chọn lọc và làm lãnh đạo với đúng giá trị cốt lõi bên trong mình.
Tham gia khóa học
Việc định vị bản thân có thể thực hiện nhanh hơn nếu bạn có người giúp đỡ hay dẫn dắt. Khóa học Leadership Quantum Leap sẽ giải quyết vấn đề này cho nhà lãnh đạo để bạn trở nên xuất sắc với việc rèn luyện 15 năng lực dành cho nhà lãnh đạo. Đồng thời giúp bạn xây dựng phong cách lãnh đạo cá nhân và tối ưu dựa trên giá trị sâu bên trong con người mình.
Lời kết
Tìm được phong cách lãnh đạo tối ưu là điều mà nhà quản trị nào cũng muốn hướng tới. Nhưng không phải ai cũng đủ khả năng để làm điều đó. Hãy bắt đầu từ bản thân mình để tìm thấy phong cách lãnh đạo phù hợp nhất.