Phong cách lãnh đạo chuyên quyền mặc dù được biết đến như một phong cách lãnh đạo tương đối độc đoán và tiêu cực. Tuy nhiên, nhiều doanh nhân, lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới đã và đang áp dụng và tạo nên những thành công vang dội cho doanh nghiệp của mình. Đồng thời họ cũng tạo ảnh hưởng rất lớn cho cá nhân và doanh nghiệp.
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền hay còn gọi là phong cách lãnh đạo độc đoán, tên tiếng Anh là Autocratic Leadership. Trong phong cách lãnh đạo này, người lãnh đạo thường có xu hướng giám sát chặt chẽ và tuân theo các quy định, quy trình một cách chắc chắn.
Về ưu điểm của phong cách này, dễ dàng nhận ra nhất đó là các quy trình làm việc được đảm bảo, phía nhân sự sẽ ít phải đưa ra những quyết định vì các nhà lãnh đạo sẽ là người trực tiếp đưa ra quyết định. Người sở hữu phong cách lãnh đạo này rất tự tin và quyết đoán, khả năng làm việc độc lập rất cao và có sự giám sát khá nghiêm ngặt.
Về nhược điểm, người theo phong cách lãnh đạo này dễ gây ra cho người khác sự khó chịu, căng thẳng. Thiếu đi yếu tố lắng nghe và có phần quá cứng nhắc là điều mà nhân sự trong các doanh nghiệp mà có lãnh đạo theo phong cách này hay gặp phải.
Đặc điểm của nhà lãnh đạo chuyên quyền
Về đặc điểm của nhà lãnh đạo sở hữu phong cách lãnh đạo này có 5 đặc điểm:
Tự tin
Thế giới sẽ xoay quanh những người lãnh đạo tự tin có nhiều ý tưởng và sẵn sàng hành động. Những nhà lãnh đạo cần sự tự tin và tin rằng bản thân có thể làm được. Tương tự, những người lãnh đạo theo phong cách chuyên quyền sẽ rất tự tin, tuy nhiên thì có lúc họ tự tin một cách thái quá và không đón nhận bất cứ một ý kiến hay phản hồi nào, điều này dễ tạo ra sự tiêu cực đến các cộng sự hay nhân sự trong phòng ban.
Có tổ chức
Những người lãnh đạo theo phong cách này nhìn chung đều làm việc rất có tổ chức trong việc thực hiện, đạt đến bất cứ nhiệm vụ, công việc nào của mình. Môi trường làm việc ở đây thường sẽ có xu hướng tập trung cao độ đến mức cứng nhắc. Nhưng chính điều này cũng giải thích được tại sao các công việc thường được hoàn thành một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, một điều phải thừa nhận rằng, mặc dù hoàn thành công việc nhanh nhưng môi trường quá gò bó sẽ khiến nhân sự cảm thấy sợ hãi khi làm việc gặp sai lầm. Và nỗi sợ chưa bao giờ là các truyền động lực hiệu quả cho các cá nhân.
Quyết đoán
Quyết đoan chính là một đặc điểm dễ thấy nhất ở những người có phong cách lãnh đạo này. Họ ra quyết định rất nhanh chóng, đặc biệt là khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Đưa ra quyết định đúng đắn có tính toán đến rủi ro khiến nơi làm việc trở thành một nơi tốt hơn.
Tinh thần trách nhiệm
Về tinh thần trách nhiệm, người theo phong cách lãnh đạo này sẽ là người chịu trách nhiệm với tất cả những thành công hay thất bại. Chính bởi điều này là yếu tố giúp lãnh đạo thiết lập được mối quan hệ đáng tin cậy với cấp dưới.
Ít sự thảo luận
Như đã đề cập, phong cách lãnh đạo này thường không có tính cởi mở trong việc đưa ra ý kiến, phản hồi, ngược lại, nó còn hạn chế việc mọi người tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra ý tưởng, sáng kiến của mình.
Sự quyết định hầu như được các nhà lãnh đạo đưa ra một cách riêng lẻ. Điều này cần thiết cho việc đưa ra các quyết định mang tính cấp bách nhưng về lâu dài có thể khiến nhân viên cảm thấy bị lạc lõng, không quan trọng lắm trong tổ chức của mình vì bị tước quyền ra quyết định.
Những nhà lãnh đạo nổi tiếng áp dụng phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Abraham Lincoln
Abraham Lincoln được biết đến là Tổng thống thứ 16 Mỹ, ông được rất nhiều người yêu quý và kính trọng. Trong suốt thời gian diễn ra nội chiến, phong cách lãnh đạo của ông được thể hiện trong các quyết định tự trị giúp nước Mỹ đi qua giai đoạn khó khăn nhất.
Steve Jobs (Apple)
Phong cách lãnh đạo của nhà sáng lập Apple nổi tiếng với phong cách lãnh đạo độc đoán. Ông là người vô cùng quyết đoán, dứt khoát, xử lý các công việc, hay các cuộc cãi vã, mâu thuẫn nội bộ cũng không thể kéo dài được lâu. Khi quyết định cuối cùng được đưa ra, mọi người có trách nhiệm tập trung tinh thần để hoàn thành các nhiệm vụ.
Tạo áp lực cần thiết cho nhân viên và tập trung quyền lực trong giai đoạn doanh nghiệp gặp khó khăn cũng là điều dễ thấy ở Steve Jobs khi lãnh đạo công ty của mình.
Donald Trump (Trump Organization)
Với tập đoàn cùng tên của mình, Donald Trump là một trong những nhà lãnh đạo theo phong cách chuyên quyền, là người đứng đầu và đưa ra các quyết định quan trọng trong tập đoàn của mình. Donald Trump được cho rằng là một người nghiêm khắc nhưng rất công bằng cũng như đưa ra các tiêu chuẩn cao từ nhân sự của mình, tất nhiên tiêu chuẩn cao thì mức lương cũng được trả xứng đáng.
Donald Trump áp dụng phong cách lãnh đạo chuyên quyền trong doanh nghiệp và điều hành đất nước
Elon Musk (Tesla and SpaceX)
Elon Musk là một trong các CEO có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu hiện nay. Người ta vẫn thường hay nhắc đến ông như một nhà lãnh đạo giáo điều và gây tranh cãi.
Bên cạnh cá tính mạnh mẽ và sự sáng tạo thiên tài. Elon Musk là người cực kì kiên định, đưa ra các tiêu chuẩn rất cao trong tuyển dụng.
Giống như Steve Jobs, tỷ phú người Mỹ gốc Phi kết hợp giữa phong cách chuyên quyền và có tầm nhìn xa. Ông cũng hiểu được lợi ích của việc kèm cặp nhân sự, đây có thể coi là một điều khôn ngoan khi những nhân sự là quản lý cấp trung chính là nền tảng cho sự phát triển của tổ chức.
Bài học rút ra
Sử dụng phong cách lãnh đạo một cách linh hoạt
Từ trước đến nay, phong cách lãnh đạo này vẫn hay bị coi là phong cách không mấy ảnh ảnh hưởng tích cực cho nhân sự trong tổ chức doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, có rất nhiều những nhân vật điển hình đã áp dụng phong cách lãnh đạo này trong suốt quá trình lãnh đạo của mình và tạo ra những thành công bứt phá.
Những ví dụ về các nhân vật điển hình trên, mặc dù phong cách lãnh đạo của họ là độc đoán, song họ rất biết cách sử dụng linh hoạt, khi nào cần, khi nào không, ngoài ra họ còn kết hợp với các phong cách khác để lãnh đạo doanh nghiệp của mình hiệu quả.
Tự lập trình cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp
Những người thành công rất đáng để học hỏi. Nhưng học làm sao để có thể phù hợp cho bản thân mới là điều quan trọng. Là một lãnh đạo xuất sắc bạn cần biết cách xây dựng phong cách lãnh đạo cho mình. Có thể là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, nhưng phải hiểu tại sao bạn chọn phong cách đó?
Nếu đang loay hoay trong việc xác định cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp, bạn có thể đăng ký tham gia khóa huấn luyện Leadership Quantum Leap – Đột phá năng lực lãnh đạo để thấu hiểu và hành động với 15 năng lực cốt lõi và xây dựng cho mình phong cách lãnh đạo xuất sắc.
Lời kết
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền nếu biết cách sử dụng đúng thời điểm, tình huống sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho nhà lãnh đạo. Kết hợp phong cách này với các phong cách lãnh đạo khác để lãnh đạo doanh nghiệp thành công.