Phong cách lãnh đạo là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình quản trị nhân sự. Thông qua góc nhìn của nhân viên, phong cách của người lãnh đạo thường được thể hiện bằng hành động.
Có 3 phong cách người lãnh đạo bao gồm: tự do, dân chủ và chuyên quyền. Dưới đây, True Success sẽ giúp bạn hiểu rõ về những phong cách này.
Lý thuyết về phong cách lãnh đạo là gì?
Về khái niệm phong cách lãnh đạo: là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo nhằm đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch, chiến lược và tạo động lực cho nhân viên. Còn dưới góc nhìn của nhân viên, thì phong cách đó thường được biểu hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ vị lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).
Trên thực tế, mỗi một một vị lãnh đạo đều có phương pháp lãnh đạo ưa thích khác nhau, tuy nhiên cũng có kết hợp các phong cách lãnh đạo khác sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng nhân sự. Có thể thấy, lãnh đạo thường cảm thấy thoải mái nhất trong một phong cách, nhưng họ vẫn phải lựa chọn phong cách hoặc điểm nhìn khác đề phù hợp trong tình huống, vì vậy mà thuật ngữ “ Lãnh đạo tình huống” được ra đời.
Vai trò của phong cách người lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là người nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào. Do đó, phong cách lãnh đạo cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò điển hình của phong cách nhà lãnh đạo.
Vai trò thủ lĩnh
Những tố chất vượt trội của người lãnh đạo được ghi nhận thông qua tính quyết đoán, khả năng thuyết phục, dẫn dắt tập thể, ý tưởng xuất sắc, dám chịu trách nhiệm,…
Vai trò của người lãnh đạo được thể hiện thông qua việc định hướng hành động cho tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó, người lãnh đạo nhóm cần phải có quyết định kịp thời, tâm huyết, khả năng thuyết phục, khả năng huy động được nguồn lực bên trong và bên ngoài.
Định hướng chiến lược
Để doanh nghiệp, tổ chức có thể phát triển bền vững thì người lãnh đạo cần phải có chiến lược phù hợp. Trong đó, chiến lược mà lãnh đạo đề ra phải là tầm nhìn tương lai trong môi trường mục tiêu mà tổ chức, doanh nghiệp hướng tới.
Thông thường, chiến lược đề ra là dài hạn nhưng do hoàn cảnh, điều kiện xã hội thay đổi liên tục nên trong quá trình thực hiện cần có sự thay đổi sao cho phù hợp. Dựa trên những phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để đưa ra quyết định nhưng cũng phải cần đến sự quyết đoán và nhạy bén của người làm lãnh đạo.
Quyết định hiệu quả
Vai trò của người lãnh đạo chính là việc tối ưu các quyết định, nhằm giúp cho hệ thống hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn. Hiện nay, vai trò của phong cách lãnh đạo trong việc quản lý và đưa ra quyết định sẽ rất khó khăn do ảnh hưởng bởi sự phức tạp của nền kinh tế thị trường.
Điều hòa các mối quan hệ
Điều hòa các mối quan hệ trong tổ chức, doanh nghiệp cũng là vai trò quan trọng của phong cách người lãnh đạo. Vai trò này sẽ trở nên quan trọng khi mà người lãnh đạo mong muốn và định hướng mọi người cùng hành động vì mục tiêu chung. Hành động chỉ mang về kết quả tốt đẹp khi mà người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo phù hợp, khả năng quản trị và điều hòa các mối quan hệ.
Truyền cảm hứng
Người lãnh đạo cần phải đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của mình đều nhận được sự quan tâm công bằng và đúng mức. Theo đó, khích lệ tinh thần kịp thời sẽ tạo động lực cho cấp dưới giúp họ được thúc đẩy để có thể vượt qua khó khăn và có cảm hứng hoàn thành tốt công việc.
Lãnh đạo không chỉ là người thổi hồn và tạo được văn hóa doanh nghiệp mà còn là người định hướng rõ ràng để mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tập thể có sự hài hòa. Cụ thể, khi mục tiêu của cá nhân được hoàn thành thì sẽ đóng góp rất lớn vào việc thực hiện mục tiêu của cả tổ chức hay doanh nghiệp.
Hỗ trợ nhân viên kịp thời
Người lãnh đạo tốt là người xuất hiện kịp thời khi nhân viên của mình gặp khó khăn, cảm thấy chán nản và cần sự hỗ trợ. Họ sẽ biết cách giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên của mình tìm ra những điểm mấu chốt gây nên khúc mắc. Bởi lẽ một hệ thống chỉ có khả năng vận hành bình thường khi mà được tìm ra giải pháp cho những điểm chặn.
Người lãnh đạo cần có sự thấu hiểu, sẻ chia để đưa ra lời khuyên chân thành cho mọi nhân sự cùng hành động vì mục tiêu chung. Tất cả những điều đó cần phải được thể hiện tâm huyết trong nhận thức và hành động của người lãnh đạo.
Vai trò khai tâm
Vai trò của người lãnh đạo đó là tạo sự thay đổi theo hướng tích cực. Sự thay đổi này bao gồm các yếu tố mới từ tầm nhìn cho đến phương thức thực hiện. Đó là việc phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên và xác định phương hướng để giao trách nhiệm. Do vậy, người lãnh đạo cần thể hiện vai trò khai tâm cũng như truyền bá cái mới cho nhân viên của mình.
Lãnh đạo cũng cần biết cách thuyết phục nhân viên dựa trên những cơ sở thực tiễn, khoa học và hiệu quả thực tế. Họ có khả năng tập hợp, động viên và tạo động lực thúc đẩy nhân viên của mình hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn.
Có mấy phong cách lãnh đạo?
Trong quản trị học, có 3 phong cách lãnh đạo bao gồm: tự do, dân chủ và chuyên quyền. Dưới đây, True Success sẽ phân tích các phong cách của một nhà lãnh đạo một cách chi tiết nhất.
Phong cách lãnh đạo Tự do
Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực để tác động, gây ảnh hưởng đến những người dưới quyền, thậm chí không tác động đến họ.
Các đặc điểm cơ bản của nhà quản trị có phong cách tự do bao gồm:
- Có vai trò là người cung cấp thông tin tới nhân sự.
- Thường không tham gia vào hoạt động tập thể và hiếm khi quyền lực của mình để tác động đến người dưới quyền.
- Phân tán quyền hạn cho nhân sự cấp dưới, để cho họ sự độc lập cao và quyền tự do hành động lớn.
Ưu điểm
- Nhà lãnh đạo, quản trị có điều kiện thời gian để tập trung hết sức lực vào vấn đề chiến lược.
- Tôn trọng và phát huy tối đa những quyền tự do và khả năng chủ động của cấp dưới. Từ đó tạo điều kiện để nhân sự cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể khai thác tài năng của những người dưới quyền.
- Quyết định của nhà quản trị cũng sẽ dễ dàng được cấp dưới chấp nhận, đồng tình, ủng hộ và làm theo.
Nhược điểm
- Nhà quản trị thường rơi vào tình trạng buông lơi quyền lực, thậm chí cho phép những người dưới quyền có thể lấn át quyền lực, khi đó không phát huy được hết vai trò của nhà quản trị.
- Khó kiểm soát cấp dưới và bị lệ thuộc vào cấp dưới.
- Nếu kiểm soát không chặt chẽ, lỏng lẻo thì mục tiêu của nhà quản trị dễ bị đổ vỡ.
Phong cách lãnh đạo Dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân của mình để đưa ra những tác động, ảnh hưởng đến những người dưới quyền. Nói các khác, họ sẽ hiếm khi sử dụng quyền lực hay uy tín vị trí, chức vụ để tác động đến những người dưới quyền.
Các đặc điểm cơ bản của nhà quản trị có phong cách dân chủ:
- Thường sử dụng những hình thức như: động viên, khuyến khích.
- Không đòi hỏi nhân sự cấp dưới phục tùng tuyệt đối.
- Thường thu thập ý kiến của những nhân sự dưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả đội ngũ vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định.
- Nhà quản trị thường chú trọng đến hình thức tác động không chính thức và thông qua hệ thống tổ chức không chính thức.
Ưu điểm
- Phát huy được năng lực, trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của nhân sự cấp dưới, tạo cho cấp dưới sự những chủ động cần thiết nhằm giải quyết công việc hiệu quả.
- Quyết định của các nhà quản trị dân chủ thường sẽ được cấp dưới thuận tình, chấp nhận, ủng hộ và làm theo.
- Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới, tạo ra được ê kíp làm việc trên cơ sở khai thác những ưu điểm của hệ thống tổ chức không chính thức.
Nhược điểm
- Thiếu sự quyết đoán cần thiết, do đó, nhà quản trị dễ trở thành người theo đuôi nhân sự cấp dưới, ba phải, dẫn đến các quyết định thường đưa ra thường bị chậm chạp, thậm chí bị bỏ lỡ thời cơ.
- Nếu nhà quản trị dân chủ không có tài năng thực sự thì sẽ không dám chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình, từ đó sẽ lòng tin của cấp dưới dành cho lãnh đạo sẽ bị suy giảm.
- Trên thực tế, còn có trường hợp “dân chủ giả hiệu” để lấy lòng cấp dưới.
Phong cách lãnh đạo Chuyên quyền
Phong cách chuyên quyền là phong cách nhà quản trị triệt để sử dụng quyền uy chức vụ của mình để tác động tới người dưới quyền.
Các đặc điểm cơ bản của nhà quản trị có phong cách lãnh đạo chuyên quyền bao gồm:
- Thiên về sử dụng mệnh lệnh.
- Luôn đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối từ cấp dưới.
- Thường dựa vào kinh nghiệm, năng lực, uy tín chức vụ của mình để tự đưa ra các quyết định rồi buộc nhân sự phải làm theo ý muốn hay quyết định của nhà quản trị.
- Chú trọng đến hình thức tác động chính thức và thông qua hệ thống tổ chức chính thức.
Ưu điểm
- Là người có tính quyết đoán cao và có sự dứt khoát khi đưa ra các quyết định quản trị, giúp cho giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và kịp thời chớp được các cơ hội kinh doanh.
- Nhà quản trị dám chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình, nên phát huy được đầy đủ các phẩm chất cá nhân và năng lực tốt đẹp của bản thân.
Nhược điểm
- Triệt tiêu khả năng sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, không thừa nhận trí tuệ của những người dưới quyền, của tập thể.
- Quyết định của nhà quản trị ít được cấp dưới đồng tình và làm theo, thậm chí dễ rơi vào tình trạng chống đối của cấp dưới.
- Trong tổ chức thường xảy ra tình trạng có nhiều ý kiến bất đồng, một số người bị mắc phải tâm lý lo sợ, lệ thuộc. Đây là nguyên nhân chính gây ra sự thất bại của các nhà quản trị chuyên quyền.
Các yếu tố hình thành phong cách của nhà lãnh đạo
Có rất nhiều yếu tố hình thành nên phong cách của một nhà lãnh đạo tùy thuộc vào từng loại phong cách. Tuy nhiên có 5 yếu tố chính ảnh hưởng cũng như góp phần tạo ra các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất như sau:
Tố chất thiên bẩm
Thực tế, tố chất thiên bẩm của người có khả năng làm lãnh đạo không thể thay đổi mà chỉ có thể được điều chỉnh, rèn giũa và tôi luyện qua thời gian. Có thể thấy, nhiều người cả đời chỉ làm ở vị trí nhân viên nhưng có những người sinh ra đã có cơ hội là quản lý. Do đó, tố chất thiên bẩm là yếu tố đầu tiên trong việc hình thành các phong cách lãnh đạo.
Tác động từ gia đình
Gia đình là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc hình thành các phong cách trong việc lãnh đạo và cách quản lý nhân sự.
Điều đó không đồng nghĩa với việc gia đình có truyền thống lãnh đạo thì con trẻ sinh ra sẽ trở thành lãnh đạo, cũng như không phải cha mẹ nông dân thì sinh con ra sẽ phải là nông dân. Thay vào đó, sự ảnh hưởng của gia đình đến phong cách lãnh đạo chính là từ khí chất của phụ huynh, từ nếp sống, sinh hoạt hằng ngày.
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, một người được sinh ra và lớn lên trong gia đình hòa thuận, vui vẻ thì sẽ có xu hướng lãnh đạo theo phong cách dân chủ hoặc tự do. Ngược lại, với người từ khi còn nhỏ đã phải tiếp xúc với những mâu thuẫn gia đình thì thường có xu hướng theo lãnh đạo theo phong cách độc đoán.
Quá trình học tập
Những người làm lãnh đạo, quản lý nhân sự giỏi thường là những người có năng lực học tập khá tốt. Phong cách lãnh đạo của họ được hoàn thiện qua quá trình trau dồi toàn bộ kiến thức trong cuộc sống và áp dụng trong việc quản lý tổ chức, doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong một số trường hợp thì có người không có thành tích học tập nổi bật nhưng lại trở thành nhà lãnh đạo tài ba thì có thể là do họ đã qua cả một quá trình lột xác cực đỉnh, đồng thời có yếu tố thiên bẩm hỗ trợ.
Quá trình làm việc
Các phong cách của nhà lãnh đạo thường được hình thành từ quá trình tích lũy kiến thức, học hỏi kinh nghiệm khi họ làm việc lại các vị trí từ nhân viên cho đến trở thành người lãnh đạo.
Thông qua quá trình làm việc và văn hóa doanh nghiệp nơi người đó cống hiến, ta có thể dễ dàng biết được đặc điểm trong từng giai đoạn của một nhân viên dưới sự quản lý của người khác. Từ đó, khi bạn trở thành lãnh đạo, bạn sẽ biết cách để nhìn nhận các vấn đề của những nhân viên cấp dưới, để hoàn thiện cách quản lý nhân sự, phong cách lãnh đạo và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Ảnh hưởng từ người đi trước
Trong công ty, các nhân viên sẽ bị ảnh hưởng bởi cách làm việc của cấp trên và phong cách lãnh đạo sẽ có một chút tương đương với người lãnh đạo của mình. Trong mỗi quan điểm, triết lý, cách thức định hướng tương lai, phương pháp quản trị, cách thức tư duy logic, xử lý các rủi ro, tầm nhìn chiến lược… của một người làm lãnh đạo chính là những yếu tố quyết định đến việc hình thành phong cách lãnh đạo của nhân viên cấp dưới.
Phương pháp để rèn luyện phong cách lãnh đạo hiệu quả
Khóa huấn luyện LEADERSHIP QUANTUM LEAP – Đột phá năng lực lãnh đạo sẽ giúp bạn nhận ra và rèn luyện phong cách lãnh đạo của mình của mình. Đây là chương trình huấn luyện chuyên sâu giúp học viên nhìn nhận ra những góc khuất, điểm yếu của mình khi làm lãnh đạo, những điều khiến cho lãnh đạo kinh doanh mãi mà vẫn lận đận.
Nội dung của chương trình Leader Spirit – Đột phá năng lực lãnh đạo bao gồm:
- Hiểu và có tư duy đúng đắn về nghề lãnh đạo, phong cách lãnh đạo.
- Hiểu và biết cách tạo dựng phong cách lãnh đạo hiệu quả cho riêng mình.
- 15 năng lực cốt yếu của người lãnh đạo xuất sắc.
- Phương pháp để xác định vùng thế mạnh và điểm yếu chết người trong lãnh đạo
Khóa huấn luyện chuyên sâu này sẽ truyền động lực và thúc đẩy học viên phát triển đột phá năng lực lãnh đạo bằng việc phải tự thay đổi để trở thành doanh nhân thành công!
Để được tư vấn chi tiết về khóa huấn luyện Leadership Quantum Leap – Đột phá năng lực lãnh đạo, vui lòng liên hệ hotline: 0912604466 – True Success.
Lời kết
Trên đây, True Success đã chia sẻ vô cùng chi tiết về 3 phong cách lãnh đạo cũng như các yếu tố hình thành nên những phong cách của người lãnh đạo. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn và có thể tự định hướng cho bản thân một phong cách phù hợp nhất!