Phần tử đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành và duy trì sự tồn tại của mọi hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp. Dù đó là những nguyên liệu trong món ăn, các linh kiện trong một chiếc ô tô, hay nhân sự và tài chính trong doanh nghiệp, mỗi phần tử đều góp phần xây dựng nên toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, không phải tất cả phần tử đều có mức độ quan trọng như nhau. Một số phần tử có thể thay đổi mà không ảnh hưởng lớn đến hệ thống, trong khi những phần tử khác lại đóng vai trò quyết định. Vậy làm sao để xác định và quản lý phần tử quan trọng nhất? Cùng khám phá sâu hơn qua góc nhìn tư duy hệ thống trong bài viết này.
Bất kỳ hệ thống nào cũng được cấu tạo từ các phần tử
Mọi hệ thống đều được cấu tạo từ các phần tử, mỗi phần tử góp phần định hình đặc tính và chức năng của hệ thống đó. Phần tử có thể hữu hình như máy móc, nguyên vật liệu hoặc vô hình như uy tín và thương hiệu.
Chẳng hạn, trong một món ăn, các phần tử bao gồm nguyên liệu, gia vị, thịt, rau củ,… tất cả kết hợp để tạo nên hương vị đặc trưng. Trong một chiếc ô tô, phần tử là các bộ phận như: động cơ, lốp, nội thất, khung gầm,… mỗi bộ phận đảm nhận một vai trò nhất định để đảm bảo chiếc xe ô tô chạy an toàn.
Trong hệ thống phức tạp như trường học, phần tử không chỉ là cơ sở vật chất hay đội ngũ giáo viên, học sinh mà còn là các yếu tố vô hình như triết lý giáo dục, văn hóa học đường, nội quy nhà trường,… Tương tự, cuộc đời mỗi người có thể được coi là một hệ thống với các phần tử như: sức khỏe, thời gian, tài chính, gia đình và các mối quan hệ,… Trong doanh nghiệp, phần tử bao gồm nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính, quy trình, chiến lược phát triển,….
Nhìn sâu hơn từ góc độ tư duy hệ thống, phần tử không chỉ tồn tại độc lập mà còn tạo nên sự phức hợp khi chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Hiểu và quản lý các phần tử này một cách hiệu quả chính là chìa khóa để duy trì sự ổn định và phát triển của bất kỳ hệ thống nào.
Xem thêm: Hiểu Về Tư Duy Hệ Thống – Loại Hình Tư Duy Mới Trong Bối Cảnh VUCA
Phần tử quan trọng như thế nào?
Phần tử vừa quan trọng, vừa không quan trọng. Ví dụ trong một lớp học, các phần tử như giảng viên, học viên và cơ sở vật chất cùng tạo nên cấu trúc lớp học. Nếu có thêm hoặc bớt một vài học viên, lớp học vẫn tồn tại mà không thay đổi bản chất. Tương tự, trong doanh nghiệp, nhân sự là một phần tử quan trọng, nhưng sự thay đổi liên tục về số lượng nhân viên thường chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất tạm thời mà không làm mất đi bản chất của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có những phần tử mang tính chất sống còn. Ví dụ, khóa học “Tư duy hệ thống dành cho lãnh đạo” của True Success không thể tồn tại nếu thiếu chuyên gia Harry Trịnh, người giữ vai trò cốt lõi trong việc thiết kế và truyền đạt kiến thức.
Điều này cho thấy rằng, không phải mọi phần tử đều có tầm quan trọng ngang nhau; một số phần tử là nền tảng, quyết định sự tồn tại của cả hệ thống. Việc hiểu rõ và xác định phần tử nào có tính chất quyết định sẽ giúp lãnh đạo tối ưu hóa sự vận hành và phát triển bền vững của hệ thống.
Phần tử nào là quan trọng nhất trong doanh nghiệp?
Nếu coi doanh nghiệp như một hệ thống, phần tử quan trọng nhất chính là người đứng đầu – doanh chủ. Doanh chủ đóng vai trò quyết định trong việc duy trì hoặc thay đổi sự tồn tại của doanh nghiệp. Còn quay trở lại, kể cả lãnh đạo cấp dưới, cấp trung, kể cả nhân viên thì sự di chuyển của đội ngũ lãnh đạo hay một vài nhân viên nó chỉ có thể làm yếu đi hoặc mạnh thêm trong thời điểm nhất định nào đó thôi, về cơ bản là doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Dù sự thay đổi ở các vị trí lãnh đạo cấp dưới, đội ngũ nhân viên, hay thậm chí là những nhân sự xuất sắc, doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục vận hành nếu ông chủ vẫn giữ quyết tâm và mục tiêu rõ ràng.
Mặc dù sự ra đi hoặc thêm vào của các phần tử như nhân sự có thể làm suy yếu hoặc tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp trong ngắn hạn, nhưng những tác động này thường không làm thay đổi bản chất của tổ chức. Doanh nghiệp chỉ sụp đổ khi ông chủ quyết định từ bỏ hoặc đóng cửa nó.
Từ tư duy hệ thống cho thấy trong một hệ thống doanh nghiệp, không phải tất cả các phần tử đều có tính chất quyết định. Sự hiện diện và quyết tâm của ông chủ chính là yếu tố then chốt giữ cho hệ thống này vận hành ổn định và tiếp tục phát triển.