Năng lực lãnh đạo là cách mà mỗi nhà lãnh đạo đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và sự biến đổi không ngừng đến từ thị trường, thế giới. Một người lãnh đạo có năng lực ổn định chính là chìa khóa thúc đẩy cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển vượt bậc. Cùng True Success tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Năng lực lãnh đạo được hiểu như thế nào
Năng lực là gì?
Năng lực là việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng, khả năng của mình để thực hiện thành công các công việc quan trọng. Năng lực gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nó là quá trình gắn liền với sự thực hành, luyện tập và trau dồi không ngừng nghỉ.
Năng lực của con người gồm phần nổi và phần chìm. Nếu như phần nổi là thứ mà chúng ta có thể quan sát qua phỏng vấn, đánh giá và theo dõi trong một thời gian nhất định. Ngược lại, phần chìm của năng lực là yếu tố mang tính ẩn giấu, nó thường được bộc lộ trong một tình huống nhất định, nó mất nhiều thời gian hơn để có thể khai thác và phát huy.
Năng lực lãnh đạo là gì?
Năng lực lãnh đạo tức là một nhà lãnh đạo vận dụng những kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ vào công việc, lĩnh vực của mình để điều hành doanh nghiệp và dùng năng lực của mình ảnh hưởng lên người khác.
Vai trò của năng lực lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo là năng lực cần có của người lãnh đạo. Nó giữ vai trò quan trọng cho cả nhà lãnh đạo và sự phát triển của doanh nghiệp. Năng lực có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân sự của doanh nghiệp, nếu năng lực này không tốt, có thể dẫn đến việc nhân sự cảm thấy không an toàn trong môi trường công ty và thiếu động lực làm việc, khó mà giữ chân nhân sự.
Vai trò của năng lực lãnh đạo được thể hiện:
- Người lãnh đạo là người dẫn đường, năng lực lãnh đạo là cách mà một nhà lãnh đạo xác định được tầm nhìn, đưa ra được chiến lược và hướng doanh nghiệp đến một đích đến rõ ràng. Năng lực của người lãnh đạo thể hiện được năng lực tổ chức của người lãnh đạo đó.
- Nhà lãnh đạo có năng lực là người có khả năng thuyết phục nhân sự của mình thực hiện các nhiệm vụ một cách tận tâm, tận lực. Họ không chỉ là sếp, là bạn mà còn là một người truyền cảm hứng cho nhân viên của mình để cùng đồng hành trong lâu dài. Vì thế, năng lực chuyên môn của người lãnh đạo thôi chưa đủ, nó cần sự tổng hòa của những năng lực cần có của người lãnh đạo.
Tìm hiểu thêm: 03 nguyên tắc tạo nên nhà lãnh đạo 360
- Năng lực lãnh đạo là yếu tố quan trọng để chính nhà lãnh đạo trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, Càng rèn luyện năng lực này tốt, người lãnh đạo càng trở nên uy tín, được tin tưởng và trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc.
Khung năng lực của người lãnh đạo
Nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, nhiều tổ chức, cá nhân đã đưa ra các khung năng lực của người lãnh đạo. Dưới đây là 2 khung năng lực lãnh đạo của OECD và Unesco.
Khung năng lực OECD
OECD – Tổ chức Hợp và Phát triển Kinh tế đã xây dựng khung năng lực gồm 3 nhóm: Đạt kết quả, Kế hoạch cho tương lai và Xây dựng các mối quan hệ.
Khung năng lực lãnh đạo của Unesco
Theo nghiên cứu của Unesco – Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc đưa ra một bản tóm tắt về hành vi, kỹ năng và thái độ để dẫn đến thực hiện sự thành công.
Khung năng lực mà tổ chức đưa ra 3 yếu tố chính:
Giá trị cốt lõi là các nguyên tắc và niềm tin thống nhất, nó điều hướng các hành động.
Năng lực cốt lõi là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và khả năng liên quan mà các hành vi cần thiết từ các công việc của tổ chức.
Năng lực quản lý: Năng lực này áp dụng cho nhân viên chịu trách nhiệm quản lý ở cấp độ 4 trở lên
Phương pháp rèn luyện và phát triển năng lực lãnh đạo
Hiểu bản thân mình
Nếu một nhà lãnh đạo không thể hiểu nổi mình thì làm sao có thể biết vùng điểm mạnh của mình để phát huy và tìm điểm yếu của mình để khắc chế. Thường xuyên đặt câu hỏi cho bạn thân rằng: Mình là ai? Mình đang ở đâu? Mình có thể làm được những gì? Sứ mệnh của mình là gì? để không ngừng rèn luyện và hoàn thiện bản thân, đặc biệt là năng lực lãnh đạo.
Trạng thái sẵn sàng gánh vác trách nhiệm
Là người đứng đầu, tiên phong, nhà lãnh đạo dường như không thể tránh khỏi được những sự kiện mang tính khó khăn, thách thức. Một trong những yếu tố của năng lực lãnh đạo chính là nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi hay né tránh trách nhiệm.
Sẵn sàng gánh vác trách nhiệm để bình tĩnh giải quyết vấn đề, đối mặt với những thách thức và tìm ra được các phương án tối ưu nhất để đối phó.
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Cho dù là nhà lãnh đạo có kỹ năng quản lý tốt đến đâu mà không có năng lực chuyên môn thì rất khó để điều hành công việc. Năng lực lãnh đạo cần có một năng lực chuyên môn một cách sâu rộng.
Năng lực chuyên môn góp phần giúp nhà lãnh đạo tạo được lòng tin từ nhân sự, đối tác hay khách hàng từ chính những hiểu biết của mình. Những hiểu biết này nếu được vận dụng một cách nhuần nhuyễn, chính xác sẽ tạo được thiện cảm và thuyết phục người trong lĩnh vực mà nhà lãnh đạo theo đuổi.
Học cách đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời
Trong thời đại luôn biến đổi, nhiều sự biến động diễn ra, những thông tin được xuất bản mỗi ngày, mỗi giờ. Cập nhật thông tin kịp thời là cách để nhà lãnh đạo không tụt hậu về mặt thông tin để đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời.
Mỗi quyết định mang tính đột phá, hợp lý, đúng người, đúng thời điểm sẽ đưa doanh nghiệp, tổ chức để nắm lấy cơ hội để biến bại thành thắng khi doanh nghiệp gặp khó. Để nhân sự tin tưởng đồng hành cũng nhà lãnh đạo có năng lực.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp
Lãnh đạo là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều người khác. Vì thế giao tiếp chính là kênh truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sự hiệu quả chỉ xảy ra khi một người lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục và khả năng truyền thông xuất sắc, rõ ràng.
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố không bao giờ có thể thiếu trong năng lực của người lãnh đạo. Vì năng lực này là cầu nối giữa vòng tròn khách hàng, nhân sự, đối tác,…Không có người lãnh đạo nào thiếu được kỹ năng, vì thế hãy luôn rèn luyện để làm chủ được sức mạnh ngôn từ của bản thân.
Ứng dụng các công cụ, phần mềm
Đứng trước thời đại công nghệ 4.0, hàng ngàn ứng dụng, công cụ hỗ trợ ra đời để phục vụ cho các công việc của con người được hiệu quả, tối ưu hơn. Một nhà lãnh đạo lại càng không thể đi sau xu hướng thời đại.
Sử dụng những công cụ, phần mềm hỗ trợ là giải pháp để các lãnh đạo được tối đa năng suất, giảm tải việc ghi nhớ thông tin hay xử lý công việc. Công nghệ thông tin là phương án để giúp nhà lãnh đạo cập nhật thông tin, phân tích các chỉ số hay cùng với họ để đưa ra được các quyết định dựa trên cơ sở đã phân tích.
Tham gia khóa học đột phá năng lực lãnh đạo
Để bắt đầu rèn luyện năng lực này, đó sẽ là một hành trình thật dài và gian nan mà không phải ai cũng có thể làm được ngay, làm đúng ngay từ đầu. Sự loay hoay để bắt đầu đôi khi sẽ khiến bạn mắc sai lầm. Để hạn chế được những sai lầm hay tiết kiệm được thời gian, nguồn lực, bạn có thể bắt đầu với việc đồng hành cùng một người mentor, chuyên gia trong lĩnh vực này.
Chương trình Leadership Quantum Leap là khóa học ra đời để phục vụ cho mục đích đó. Khóa học diễn ra trong 2 ngày 2 đêm, sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng ngay từ đầu về tư duy, cách rèn luyện năng lực của nhà lãnh đạo sao cho đúng. Đặc biệt, với sự dẫn dắt của chuyên gia Harry Trịnh, người có 20 năm trong việc huấn luyện và phát triển con người sẽ khiến bạn nâng cao, đột phá năng lực lãnh đạo của mình.
Cùng tham gia và đăng ký chương trình Leadership Quantum Leap – Đột phá năng lực lãnh đạo ngay hôm nay!
Lời kết
Năng lực lãnh đạo là một hành trình dài cần hoàn thiện và nỗ lực của nhà lãnh đạo. Hy vọng rằng với 7 cách trên, nhà lãnh đạo có thể tạo cho mình được những bước đi đột phá trên con đường lãnh đạo của mình.