Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên và bắt buộc khi bắt đầu thực hiện một kế hoạch. Đối với doanh nghiệp, lãnh đạo sẽ là những người thực hiện bước quan trọng này. Một mục tiêu cụ thể, rõ ràng và chi tiết sẽ là bước đệm để xây dựng một chiến lược, chiến dịch phát triển doanh nghiệp đúng hướng. Vậy làm thế nào để thiết lập một mục tiêu như vậy?
Trong bài viết dưới đây, True Success sẽ đề cập đến các nội dung: Mô hình SMART là gì, cách thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART và Mô hình SMART của Vinamilk.
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là một trong những mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả nhất trong lĩnh vực quản trị. Mô hình này giúp lãnh đạo có thể xây dựng và đánh giá cụ thể các mục tiêu mong muốn để xác định chiến lược phù hợp với thời gian và nguồn lực doanh nghiệp.
Cụ thể, SMART là viết tắt của 5 tiêu chí gồm:
- Specific (Tính cụ thể)
- Measurable (Khả năng đo lường)
- Achievable (Tính khả thi)
- Relevant (Tính liên quan)
- Time-bound (Thời hạn hoàn thành)
Thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART
Specific (Cụ thể)
Theo mô hình SMART, mục tiêu cần đảm bảo tính cụ thể và dễ hiểu. Nếu không, lãnh đạo sẽ không thể xác định những việc cần làm và tập trung hoàn toàn để đạt được nó. Để có thể cụ thể hóa các mục tiêu, lãnh đạo có thể áp dụng một phần của công thức 5W-2H:
- What: Tôi muốn đạt được điều gì?
- Why: Tại sao tôi lại muốn thực hiện điều này?
- Who: Ai sẽ tham gia và thực hiện mục tiêu này?
- Where: Mục tiêu này cần đạt được ở đâu?
Measurable (Khả năng đo lường)
Theo mô hình SMART, mục tiêu đặt ra phải có khả năng đo lường thông qua các tiêu chí định lượng cụ thể. Lãnh đạo cần phải nghiêm túc xây dựng quy trình xác định tiến độ và hiệu quả đạt được để đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Để làm được điều này, lãnh đạo cũng có thể tiếp tục áp dụng một phần của công thức 5W-2H:
- How: Làm cách nào để biết được mục tiêu đã hoàn thành?
- How many/How much: Có những số lượng nào có thể đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu và hiệu quả hay không?
Achievable (Tính khả thi)
Theo mô hình SMART, mục tiêu phải đảm bảo khả năng hoàn thành. Lãnh đạo có thể “mơ” lớn nhưng phải đảm bảo tính khả thi của “giấc mơ” khi so với nguồn lực sẵn có. Điều này sẽ đảm bảo động lực làm việc của nhân viên không bị mất đi cũng như doanh nghiệp không bị mất quá nhiều thời gian vào mục tiêu không phù hợp. Một số câu hỏi lãnh đạo có thể tự đặt ra để đảm bảo điều này gồm:
- Tôi có phải là người thích hợp để thực hiện mục tiêu này hay không?
- Tôi cần nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu này?
- Tôi có đủ nguồn lực và khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không? Nếu không, tôi đang thiếu những gì?
- Liệu có thể bù đắp/cải thiện tình trạng nguồn lực để thực hiện mục tiêu được hay không và bằng cách nào?
Relevant (Tính liên quan)
Theo mô hình SMART, mục tiêu đặt ra phải đảm bảo mức độ liên quan đến tầm nhìn, chiến lược chung và các mục tiêu khác của doanh nghiệp. Lãnh đạo cần chắc chắn rằng khi đạt được mục tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng phát triển như đã đề ra. Muốn làm được điều này, lãnh đạo nên quan tâm đến những vấn đề:
- Đây có phải là thời điểm thích hợp để thực hiện mục tiêu hay chưa?
- Mục tiêu này có phù hợp với mục tiêu và chiến lược chung hay không?
- Mục tiêu này có hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu khác hay không?
Time-bound (Thời hạn hoàn thành)
Theo mô hình SMART, mục tiêu đặt ra phải có thời hạn hoàn thành cụ thể. Lãnh đạo cần đưa ra ngày bắt đầu và ngày kết thúc rõ ràng, thậm chí là thời hạn nhỏ của từng giai đoạn trong quá trình thực hiện. Nếu không có ràng buộc, nhân viên sẽ dễ bị mất động lực do thiếu sự thúc ép, áp lực. Muốn làm được điều này, lãnh đạo trả lời một số câu hỏi như:
- Mục tiêu của tôi có thời hạn không? Khi nào tôi sẽ bắt đầu?
- Khi nào tôi muốn đạt được mục tiêu này?
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đã được các doanh nghiệp áp dụng thành công trong việc truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân sự trong webinar ONLINE MIỄN PHÍ sau: http://truesuccess.asia/webinar_percoach
Mô hình SMART của Vinamilk
Vinamilk là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm từ sữa. Để đạt được thành công như hiện nay, doanh nghiệp cũng đã tốn rất nhiều thời gian, chi phí và công sức để vạch ra cho mình một mục tiêu đáp ứng các nguyên tắc của mô hình SMART của Vinamilk.
Specific (Tính cụ thể)
Vinamilk có nhiều dòng sản phẩm tương ứng với nhiều tập khách hàng mục tiêu đa dạng. Với mỗi loại sản phẩm, thương hiệu này sẽ xác định mục tiêu cụ thể riêng để xây dựng chiến lược đáp ứng đúng mong muốn của người tiêu dùng.
Measurable (Khả năng đo lường)
Vinamilk xây dựng và ấn định doanh số theo các mốc thời gian cụ thể (ngày, tuần, tháng) để đảm bảo kiểm soát quá trình thực hiện và khả năng đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.
Achievable (Có thể đạt được)
Vinamilk luôn đảm bảo quá trình nghiên cứu thị trường phải được đầu tư kỹ càng để xác định mong muốn của khách hàng và xu hướng tiêu dùng hiện tại. Bên cạnh đó, đối với các chiến dịch xuất khẩu sữa, Vinamilk sẽ càng tập trung tìm hiểu môi trường các nước hướng tới để xây dựng mục tiêu và chiến lược phù hợp với nguồn lực sẵn có của mình.
Relevant (Mức độ liên quan)
Tất cả các mục tiêu, chiến dịch của Vinamilk đều được xây dựng dựa trên các tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh của mình.
- Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người
- Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội
- Triết lý kinh doanh: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Time-bound (Tính liên quan)
Tùy vào đối tượng khách hàng hướng đến mà Vinamilk sẽ ấn định thời hạn cụ thể cho các mục tiêu. Ví dụ: Đối với các dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em, những chiến dịch với mục tiêu tạo ra lợi nhuận sẽ thường bắt đầu chuẩn bị và tung ra vào các dịp đặc biệt như: Tết thiếu nhi, khai giảng…
Kết đoạn
Việc thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART có thể giúp lãnh đạo xây dựng các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả và đúng hướng. Hy vọng những chia sẻ của True Success trong bài viết này có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh chóng và bền vững!