Mô hình Hersey-Blanchard cho đến nay vẫn được coi là mô hình leadership uy tín và phổ biến nhất. Chỉ trong vòng 40 năm, mô hình Hersey-Blanchard đã được 14 triệu nhà quản lý tại hàng nghìn công ty khắp thế giới chiếm 70% trong bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ áp dụng.
Trong bài viết dưới đây, True Success sẽ giúp bạn hình dung 4 phong cách của mô hình này để dễ dàng áp dụng vào từng đối tượng nhân sự cụ thể để đạt hiệu quả quản trị nhân sự cao hơn.
Mô hình lãnh đạo Hersey-Blanchard là gì?
Mô hình Hersey-Blanchard còn được gọi là “Mô hình hoặc thuyết lãnh đạo tình huống” do hai nhà nghiên cứu về Thuật Lãnh đạo là Paul Hersey và Ken Blanchard khởi xướng.
Mô hình cho thấy rằng: Không có phong cách quản trị duy nhất nào tối ưu hơn phong cách quản trị khác. Người quản lý theo tình huống sẽ dựa vào mức độ sẵn sàng của nhân sự đối với nhiệm vụ để phân tích và lựa chọn hướng tiếp cận nhằm hỗ trợ nhu cầu và quá trình phát triển của nhân sự.
Hiện tại, mô hình Hersey-Blanchard vẫn có tính ứng ứng dụng rất cao khi liên tục được nâng cấp và phát triển liên tục tại nhiều tập đoàn đa quốc gia.
Đặc điểm mô hình lãnh đạo Hersey-Blanchard
Mô hình Situational Leadership-SL của Paul Hersey bao gồm 4 nhóm: Telling, Selling, Participating, Delegating. Trong đó, việc tìm ra 2 tham số quan trọng về tâm lý học lãnh đạo là Mệnh lệnh (Directive) và Hỗ trợ (Supportive) được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành tính chất riêng biệt của 4 nhóm..
Phong cách lãnh đạo Telling (Chỉ bảo)
Đặc trưng của phong cách này là chủ yếu chú trọng yếu tố Mệnh lệnh. Người có phong cách Directive thường có năng lực cá nhân cao mang tính chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, vì vậy họ dễ có xu hướng tự hoàn thành công việc và cảm thấy phiền phức khi phải giao việc cho người khác. Vì vậy, họ không muốn mất thời gian vào việc phân công nhiệm vụ đội nhóm và quản lý phối hợp tiến độ công việc.
Người quản lý sẽ đưa ra nhiệm vụ rõ ràng và giám sát một cách nghiêm ngặt. Đây là cách tiếp cận ngắn hạn thường được áp dụng với những nhân sự mới hoặc còn hạn chế về trình độ. Lãnh đạo có thể thông qua cách họ trả lời để thấy được mức độ phát triển của họ.
Phong cách lãnh đạo Selling (Bán hàng)
Phong cách này còn được gọi là Coaching Leader với đặc trưng là chú trọng cả hai yếu tố Mệnh lệnh và Hỗ trợ. Người lãnh thường dễ trở thành nhà quản trị mẫu mực để lãnh đạo và phát triển đội nhóm lâu dài, bền vững.
Lãnh đạo bên cạnh việc giao nhiệm vụ cụ thể và nhanh chóng cho nhân sự sẽ dành thêm thời gian trao đổi sâu hơn về định hướng và ý nghĩa của nhiệm vụ ấy với họ. Cách thức giao việc sẽ tương tự như quá trình “bán hàng”.
Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhân sự hạn chế về kinh nghiệm nhưng có sự tự tin và khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao. Lãnh đạo sẽ thông qua quá trình giao tiếp để giúp nhân sự hiểu hơn về doanh nghiệp cũng như dẫn dắt nhân sự đi theo đúng định hướng của mình.
Theo Chuyên gia huấn luyện và phát triển con người – Mr. Harry Trịnh: “Người lãnh đạo muốn rèn luyện được phong cách quản trị này đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trong đó, phương pháp và công cụ cụ thể để thấu hiểu, dẫn dắt và đồng hành cùng nhân sự được xem là quan trọng nhất”.
Phong cách lãnh đạo Participating (Tham gia) – dễ thương
Đặc trưng của phong cách này cũng là chú trọng yếu tố Hỗ trợ hơn Mệnh lệnh. Lãnh đạo sẽ ít định hướng, chỉ đạo hơn mà thiên về chia sẻ nhiệm vụ, trách nhiệm với nhân sự. Họ không thích quản lý quá kỹ càng về các yếu tố tiểu tiết mà dành thời gian để chia sẻ với mọi người và chú ý đến tâm lý của con người hơn.
Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhân sự có trình độ nhưng không đủ tự tin hoặc tự tin nhưng không đủ động lực nhận nhiệm vụ. Lãnh đạo sẽ đồng hành và truyền cảm hứng để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của họ, từ đó giúp họ phát huy khả năng và thể hiện bản thân để đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên đôi khi, người lãnh đạo theo phong cách này lại không thể rạch ròi các mối quan hệ giữa đồng nghiệp và cá nhân. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc hoạch định mục tiêu chiến lược và tiến độ công việc.
Phong cách lãnh đạo Delegating (Ủy quyền) – nhu mì
Phong cách này chủ yếu chú trọng yếu tố Hỗ trợ. Lãnh đạo thay vì áp nhiệm vụ cụ thể sẽ để nhân sự chủ động xây dựng mục tiêu cá nhân/đội nhóm và cách thức hoàn thành để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhân sự có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm và luôn mong muốn phát triển bản thân mạnh mẽ. Lãnh đạo sẽ khuyến khích nhân sự thể hiện ý kiến và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Tuy nhiên, nếu Người quản lý quá ỷ lại vào nhân sự mà không có sự kiểm soát phù hợp sẽ dễ gây ra rủi ro cao do không lập kế hoạch chi tiết. Có nhiều khả bị nhân sự lợi dụng và không nắm bắt tiến độ từng bước và chờ đợi vào sự hoàn tất của người được giao.
Đoạn kết
Với 4 phong cách linh hoạt và khoa học, người lãnh đạo ở các doanh nghiệp không kể quy mô hay lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều có thể dễ dàng đánh giá và nhận thức bản thân đang quan trị nhân sự theo nhóm nào trong mô hình Hersey-Blanchard. Hy vọng những chia sẻ của True Success sẽ giúp bạn thấy được các ưu – nhược điểm của mình để hoàn thiện và phát triển doanh nghiệp lâu dài và bền vững.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao trải nghiệm nhân sự trong link sau: http://truesuccess.asia/webinar/