Khủng hoảng nhân sự là một vấn đề lớn mà hầu như doanh nghiệp nào cũng đều gặp phải. Tình trạng này mang đến những hậu quả nặng nề, khiến doanh nghiệp bị dừng chân hoặc thụt lùi nếu không tìm ra phương án giải quyết kịp thời.
Dựa vào các chia sẻ của Mr. Harry Trịnh – chuyên gia huấn luyện và phát triển con người với kinh nghiệm huấn luyện và đồng hành với hơn 3000 học viên là doanh nhân, lãnh đạo, doanh chủ, CEO các tập đoàn trên khắp cả nước, True Success sẽ giúp bạn hiểu rõ khủng hoảng nhân sự là gì và những giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng này.
Khủng hoảng nhân sự là gì?
Hiểu một cách đơn giản, khủng hoảng nhân sự là hiện tượng hàng loạt nhân viên cùng nghỉ việc trong cùng một khoảng thời gian khiến doanh nghiệp bị thiếu hụt nhân sự để vận hành và hoạt động một cách trầm trọng.
Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng nhân sự
Nguyên nhân của khủng hoảng nhân sự
Nguyên nhân của khủng hoảng nhân sự đến từ cả hai phía cá nhân và doanh nghiệp. Vì vậy, muốn giải quyết tận gốc vấn đề, nhà quản trị cần xác định rõ đâu là nguồn gốc các vấn đề đang gây ra tình trạng này.
Ngoài những lý do chủ quan đến từ phía nhân viên, nhà quản trị cần đặt mình vào góc nhìn của nhân viên để đánh giá tình hình và xác định vấn đề của doanh nghiệp mình: Chế độ lương thưởng, đãi ngộ không đủ hấp dẫn? Môi trường làm việc thiếu sự hòa hợp, thân thiện? Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị cứng nhắc, không để nhân viên chủ động?…
Tìm hiểu nguyên nhân của khủng hoảng doanh nghiệp càng cụ thể, chi tiết sẽ khiến quá trình giải quyết càng triệt để, hiệu quả.
Định hướng chiến lược nhân sự
Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân của khủng hoảng nhân sự, các nhà quản trị sẽ cùng ngồi lại với nhau để định hướng kế hoạch, mục tiêu xây dựng và quản trị nhân sự phù hợp hơn.
Đây là lúc thẳng thắn đối diện với những điểm hạn chế của chính mình, dựa vào những điểm mạnh vốn hoặc có thể tạo ra nhanh chóng để khắc phục khủng hoảng nhân sự. Thông thường, mục tiêu doanh nghiệp và mục tiêu nhân sự không đồng bộ hoặc văn hóa nội bộ không phù hợp là những nguyên nhân chính khiến nhân sự từ bỏ đồng hành cùng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đây lại không phải vấn đề có thể xử lý ngay lập tức trong “ngày một ngày hai” mà còn phụ thuộc vào các nguồn lực có hạn như: Tài chính, trình độ, công nghệ, cơ sở vật chất… Vì vậy, việc phân bổ và phát triển nguồn lực là một bài toán không hề dễ dàng đối với nhà quản trị, đặc biệt khi doanh nghiệp có quy mô không quá lớn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu tình hình nhân sự chung để nắm được nhu cầu việc làm của người lao động, dự báo được những biến động có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục khủng hoảng doanh nghiệp.
Điển hình như đại dịch Covid-19 tuy đã khiến nhiều nhân sự ở hầu hết các doanh nghiệp bị cắt giảm đột ngột trong thời gian đỉnh dịch. Tuy nhiên sau khi Việt Nam đã kiểm soát được tình hình và nền kinh tế bắt đầu khôi phục lại, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng cùng lúc mang đến nhiều lựa chọn cho người lao động, nó lại trở thành một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới tình trạng này.
Một chiến lược đồng bộ, cụ thể, phù hợp môi trường và nguồn lực có sẵn, dự phòng kỹ càng những tình huống có thể phát sinh sẽ định hướng rõ con đường để giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
Duy trì nhân sự hiện có
Những nhân viên vẫn kiên trì ở lại cùng doanh nghiệp khi khó khăn là nguồn lực quý giá và trung thành nhất. Vì vậy, hãy đảm bảo có thể duy trì và thúc đẩy kịp thời để họ có thêm động lực gắn bó lâu dài.
Tùy vào vấn đề mỗi doanh nghiệp mà nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn phương pháp quản trị nhân sự phù hợp. Đối với trường hợp nhân viên lựa chọn ra đi là nhân viên mới có thời gian làm việc dưới 2 năm sẽ ít nghiêm trọng hơn trường hợp nhân viên xin nghỉ có thâm niên khoảng trên 5 năm.
Vì nhân viên càng làm việc lâu năm chứng tỏ họ càng mong muốn được đi cùng doanh nghiệp, nguyên nhân họ không muốn tiếp tục gắn bó thường xuất phát từ những lỗ hổng lớn mà nhà lãnh đạo coi thường không muốn khắc phục. Từ đó khiến bài toán giải quyết khủng hoảng doanh nghiệp càng phức tạp và khó giải hơn.
Tổ chức Coaching nhân sự
Nhà quản trị nên có những buổi huấn luyện, đào tạo (Coaching) chuyên nghiệp để không chỉ năng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân sự mà còn truyền cảm hứng, đánh thức sự khát khao, nỗ lực cống hiến cho mục tiêu chung của doanh nghiệp, khiến họ cảm thấy việc ở lại là hoàn toàn đúng đắn.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đang được các doanh nghiệp áp dụng để kích thích nhân viên chủ động làm việc trong link sau: http://truesuccess.asia/webinar/
Xem xét chế độ đãi ngộ
Không phải nhân viên nào chấp nhận đồng hành cùng doanh nghiệp cũng vì lương thưởng, đãi ngộ. Tuy nhiên, để họ an tâm và có động lực hơn, nhà quản trị có thể xem xét khen thưởng những cá nhân đã gắn bó lâu năm và có thành tích xuất sắc. Hãy để nhân viên thấy rõ tầm quan trọng của họ trong việc đưa doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
Một số doanh nghiệp không muốn mất thời gian, tiền bạc vào việc này. Tuy nhiên, con người là nguồn lực cốt lõi quan trọng nhất, đừng vì sự vô tâm mà làm mất đi những nhân sự xuất sắc và trung thành. Thực chất, ý nghĩa của hành động này không nằm ở yếu tố vật chất mà là ở yếu tố tinh thần. Nhà quản trị sẽ cho nhân sự thấy được từng kết quả tích cực họ mang lại luôn được trân trọng và công nhận.
Chủ động hỗ trợ nhân viên
Khi tình hình doanh nghiệp đang căng thẳng cũng là lúc nhà quản trị càng phải bình tĩnh và lựa chọn cách thức quản lý thấu đáo. Đừng cố gắng lừa dối nhân sự về tình hình doanh nghiệp, cũng đừng đẩy hết trách nhiệm cho những người nhân viên nghỉ việc, vì điều này sẽ khiến hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp, trung thực, uy tín bị mất đi trong mắt những nhân viên còn ở lại, vì thực chất qua quá trình làm việc, họ cũng cảm nhận và thấy được vì sao lại xảy ra tình trạng này.
Thay vào đó, nhà quản trị có thể truyền đạt khó khăn hiện tại nhưng vẫn lồng ghép những yếu tố tích cực để cho nhân sự thấy được tiềm năng giải quyết khủng hoảng doanh nghiệp.
Đặc biệt, thay vì quá áp đặt quan điểm của mình lên nhân viên, nhà quản trị hãy tạo ra môi trường làm việc thoải mái, khuyến khích nhân viên cùng đưa ra giải pháp chung và cổ vũ họ tự lập kế hoạch làm việc cho chính mình để đạt được mục tiêu đã đề ra ấy.
Trao quyền cho người phù hợp
Trong hoàn cảnh thiếu thốn nhân sự, lãnh đạo nên lựa chọn những cá nhân có năng lực và trao quyền các công việc phù hợp với khả năng của họ.
Điều này sẽ khiến các nhân viên này cảm nhận được trách nhiệm của mình với sự phát triển của đội nhóm và doanh nghiệp, từ đó tập trung hơn và chủ động hơn để hoàn thành tốt vai trò được giao phó. Bên cạnh đó, giúp nhà quản trị có nhiều thời gian để nghiên cứu các định hướng và chiến lược dài hạn nhằm giải quyết khủng hoảng nhân sự trong doanh nghiệp.
Lời kết
Nhu cầu nhân sự ngày càng cao là lúc doanh nghiệp dễ gặp tình trạng khủng hoảng nhân sự. Vì vậy lãnh đạo cần lập tức tìm kiếm giải pháp để khắc phục tình trạng này để tránh làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết của True Success có thể giúp các nhà quản trị đang hoặc có thể sắp tới bước vào giai đoạn này sẽ bình tĩnh và giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và triệt để!