Tư duy hệ thống không chỉ là một loại hình tư duy để phân tích và hiểu các vấn đề phức tạp mà còn là chìa khóa để giải quyết chúng một cách triệt để. Trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động và khó lường, tư duy hệ thống mang lại cho nhà lãnh đạo và tổ chức khả năng nhìn nhận tổng thể, khai thác sự kết nối giữa các yếu tố, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Trong bài viết này, True Success sẽ giúp bạn khám phá sức mạnh của tư duy hệ thống.
Hiểu về Tư duy hệ thống từ góc nhìn câu chuyện Thầy bói xem voi
Tóm tắt câu chuyện “Thầy bói xem voi”
Câu chuyện “Thầy bói xem voi” kể về năm ông thầy bói mù góp tiền để thuê người dắt một con voi đến, với mong muốn tìm hiểu xem hình dạng của con voi như thế nào. Tuy nhiên, mỗi ông chỉ sờ được một bộ phận của con voi và đưa ra những nhận định khác nhau:
- Ông sờ vòi voi thì bảo “Nó sun sun như con đỉa”.
- Ông sờ ngà voi thì bảo “Nó dài dài như cái đòn càn”.
- Ông sờ tai thì bảo “Nó bè bè như cái quạt thóc”.
- Ông sờ chân thì bảo “Nó sừng sững như cái cột đình”
- Ông sờ đuôi lại nói “Nó tua tủa như cái chổi xể cùn”.
Không ai trong số họ có thể hình dung đầy đủ về con voi dựa trên phần mình cảm nhận. Cuối cùng, họ tranh cãi kịch liệt vì mỗi người đều cho rằng nhận định của mình là đúng.
Góc nhìn tư duy hệ thống từ câu chuyện “Thầy bói xem voi”
Câu chuyện nhấn mạnh bài học rằng nếu chỉ dựa vào một phần nhỏ của sự việc, ta dễ đi đến những kết luận sai lầm. Nó cũng khơi gợi sự cần thiết của tư duy toàn diện, nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh để hiểu được bản chất thực sự của sự vật hay hiện tượng.
Giống như bài học từ câu chuyện “Thầy bói xem voi” chúng ta thường đưa ra các quyết định dựa trên lượng thông tin hạn chế mà mình có. Khi thiếu sự quan sát toàn diện hoặc thông tin không đầy đủ, chúng ta dễ rơi vào cái bẫy nhìn nhận phiến diện, dẫn đến những quyết định thiếu chính xác. Làm thế nào để giảm thiểu những sai lầm này? Câu trả lời nằm ở tư duy hệ thống – một loại hình tư duy giúp nhìn nhận sự việc một cách sâu sắc và toàn diện hơn, từ đó đưa ra các quyết định toàn diện, sâu sắc và hiệu quả hơn.
Hiểu về tính trội của hệ thống qua sự hình thành nước
Từ phản ứng hóa học giữa hidro (H2) và oxy (O2) để tạo thành nước (H2O), tính trội của hệ thống được thể hiện rõ ràng qua những đặc điểm sau:
Khi hidro và oxy kết hợp, chúng tạo ra nước, một hợp chất có tính chất hoàn toàn khác biệt so với các thành phần ban đầu. Hidro và oxy ở trạng thái khí, nhưng khi hình thành nước, sản phẩm là một chất lỏng cần thiết cho sự sống. Tính chất mới (lỏng, hòa tan, ổn định) không thể suy ra đơn giản từ đặc tính của từng phần tử ban đầu.
Theo tư duy hệ thống, Tính trội trong hệ thống chính là sự xuất hiện của những đặc tính hoặc khả năng mới mà các phần tử riêng lẻ không có.
Hiểu về hệ thống và Tư duy hệ thống
Hệ thống là những điều hiện hữu xung quanh chúng ta, bản thân mỗi chúng ta là một hệ thống, đội ngũ là một hệ thống, doanh nghiệp là một hệ thống, to lớn hơn là hành tinh, vũ trụ này. Các hệ thống đang tồn tại: độc lập, song song và luôn luôn vận động.
Các thành phần hệ thống
Hệ thống gồm 3 thành phần: phần tử, chức năng/mục đích, liên kết.
Phần tử:
Trong tư duy hệ thống, phần tử là những yếu tố cấu thành nên một hệ thống, có thể tồn tại dưới dạng hữu hình như trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân sự,… hoặc vô hình như uy tín, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp,… Khi gặp vấn đề, chúng ta thường có xu hướng tập trung vào việc bóc tách các phần tử riêng lẻ để tìm cách xử lý. Tuy nhiên, hệ thống không chỉ đơn thuần là tập hợp các phần tử mà là một mạng lưới phức tạp, nơi các phần tử có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề dưới góc nhìn tư duy hệ thống đòi hỏi không chỉ hiểu từng phần tử, mà còn phải xem xét sâu sắc cách chúng liên kết và tác động lẫn nhau để đảm bảo giải pháp đạt hiệu quả triệt để và bền vững.
Liên kết
Trong tư duy hệ thống, liên kết là sự tương tác qua lại giữa các phần tử, đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo sự vận hành và duy trì của hệ thống. Trong bối cảnh doanh nghiệp, liên kết thể hiện qua văn hóa tổ chức, các quy trình, quy định và sự hợp tác giữa các phòng ban. Liên kết không chỉ cần chặt chẽ mà còn phải hợp lý, bởi sự thay đổi trong liên kết có thể dẫn đến sự thay đổi toàn diện của hệ thống. Ví dụ, một đội bóng đá – khi được coi là một hệ thống – phụ thuộc vào chiến lược, sự phối hợp giữa các cầu thủ, và luật chơi bóng đá. Nếu luật chơi thay đổi, dù đội hình không đổi, hệ thống sẽ không còn giữ nguyên bản chất ban đầu, nhấn mạnh vai trò quan trọng của liên kết trong cấu trúc hệ thống.
Mục đích
Trong tư duy hệ thống, mục đích của một hệ thống được xem là yếu tố quan trọng nhất, vì khi mục đích thay đổi, toàn bộ hệ thống cũng sẽ thay đổi theo. Đối với một doanh nghiệp, mục đích có thể hiểu là định hướng chiến lược và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi. Dù nhân sự có thay đổi hay biến động, điều này không gây ảnh hưởng quá lớn đến toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, khi mục đích của doanh nghiệp thay đổi, mọi yếu tố trong doanh nghiệp, từ cấu trúc, quy trình đến văn hóa, đều cần được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu mới.
Thấu hiểu hệ thống
Một hệ thống là một nhóm các phần tử liên kết với nhau, hoạt động phối hợp để đạt được một mục đích chung. Trong tư duy hệ thống, hệ thống bao gồm ba thành phần cơ bản: phần tử, chức năng/mục đích và liên kết. Các phần tử có thể là con người, tài nguyên hoặc quy trình trong một tổ chức. Chức năng hoặc mục đích là lý do tồn tại của hệ thống, trong khi liên kết là cách các phần tử tương tác và hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu.
Mỗi thành phần này đều đóng vai trò quan trọng, bởi sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào cũng có thể tác động đến toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, tư duy hệ thống giúp chúng ta nhận thức rằng một hệ thống không chỉ đơn giản là sự cộng gộp các phần tử riêng lẻ. Sự tương tác giữa các phần tử có thể tạo ra những hiệu ứng cộng hưởng, làm gia tăng sức mạnh tổng hợp, giúp hệ thống hoạt động vượt trội hơn so với tổng giá trị của các phần tử độc lập. Chính sự phối hợp này tạo nên sức mạnh và sự khác biệt của hệ thống, giúp nó vượt qua những giới hạn của từng phần tử đơn lẻ.
Xem thêm: Tư Duy Hệ Thống Là Gì? 10 Tác Dụng Dành Cho Nhà Lãnh Đạo
Hiểu về Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống là một phương pháp nghiên cứu và phân tích nhằm tối ưu hóa hoạt động của các hệ thống, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động. Nếu coi cuộc đời hoặc doanh nghiệp là một hệ thống, việc áp dụng tư duy hệ thống giúp chúng ta hiểu rõ cách sống ý nghĩa hơn hoặc vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn. Tư duy hệ thống đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ ba yếu tố chính: phần tử, liên kết và chức năng/mục đích. Những yếu tố này không thể tách rời mà phải được xem xét trong mối quan hệ tổng thể, vì sự thay đổi của một phần tử có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Một đặc điểm quan trọng của tư duy hệ thống là khả năng nhìn nhận bức tranh tổng thể theo thời gian, không chỉ tập trung vào từng phần tử riêng biệt mà còn phải chú trọng đến các kết nối và mối quan hệ giữa các phần của hệ thống. Trong môi trường doanh nghiệp, điều này giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn toàn diện về hoạt động của tổ chức, từ đó có thể phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và điều chỉnh hoặc tái thiết kế hệ thống để tăng cường hiệu quả. Thay vì chỉ quan tâm đến từng phòng ban hay bộ phận riêng lẻ, nhà lãnh đạo cần hiểu rằng sự liên kết giữa các phòng ban, nhân sự và đội ngũ là yếu tố quan trọng để tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Tư duy hệ thống cung cấp công cụ để nhìn nhận và tối ưu hóa các mối quan hệ này, từ đó xây dựng một doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả.
Đặc điểm, đặc tính của hệ thống
Các hệ thống xung quanh chúng ta, dù có quy mô lớn hay nhỏ, thường mang tính chất phức tạp và hỗn độn. Trong tư duy hệ thống, thuật ngữ “sự phức hợp” được sử dụng để mô tả đặc điểm này, phản ánh rằng mỗi hệ thống không chỉ đơn giản là tập hợp các phần tử riêng biệt mà còn là một cấu trúc phức tạp với những tương tác sâu sắc và đa dạng. Mặc dù các hệ thống có thể rất khác nhau, chúng vẫn có chung những đặc điểm về cấu tạo bao gồm: phần tử, liên kết và chức năng. Tuy nhiên, những đặc điểm này không chỉ dừng lại ở các yếu tố cấu thành, mà còn bao gồm các tính chất và hiện tượng đặc trưng khác mà hệ thống thường gặp phải như:
- Dòng chảy (Dòng ra – vào)
- Nguồn dự trữ (Vật chất/phi vật chất)
- Sự trễ nhịp
- Vòng lặp phản hồi
- Tính trội
- Tính cưỡng bức
- Tính đàn hồi
- Khả năng tự tổ chức
- Trật tự thứ bậc
- Tính duy lý bị hạn chế
- Bẫy hệ thống
- Điểm đòn bẩy
Khóa Tư duy hệ thống dành cho lãnh đạo
Tư duy hệ thống là kỹ năng quan trọng mà mọi nhà lãnh đạo cần phát triển trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, nơi sự phức tạp và biến động diễn ra không ngừng. Để thấu hiểu và vận dụng tư duy này một cách hiệu quả, lãnh đạo cần liên tục học hỏi, nghiên cứu và áp dụng thực tế trong quản lý doanh nghiệp.
Thay vì tự mày mò, các nhà lãnh đạo có thể tham gia khóa học chuyên sâu Tư duy hệ thống dành cho lãnh đạo, được thiết kế và trực tiếp huấn luyện bởi chuyên gia Huấn luyện và phát triển con người Harry Trịnh. Chương trình đã được áp dụng thành công tại các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel, Scots English, mang lại giá trị thực tiễn và hiệu quả đáng kể.
True Success hiện mang đến hai hình thức học linh hoạt: Tham gia các buổi học trực tiếp (Offline) hoặc học trực tuyến thông qua nền tảng E-learning hiện đại. Hãy đăng ký ngay hôm nay để sở hữu chìa khóa lãnh đạo đội ngũ và quản trị doanh nghiệp đồng bộ, sâu sắc, hiệu quả!