Những dấu hiệu nào cho thấy nhà lãnh đạo đang thiếu vắng lãnh đạo bản thân? Dưới đây là 9 dấu hiệu dưới góc nhìn của Chuyên gia Huấn luyện và Phát Triển con người Harry Trịnh. Hãy cùng True Success tìm hiểu!
1. Không có ước mơ, khát vọng đủ lớn
Có thể động cơ ban đầu của bạn khi làm lãnh đạo là kiếm tiền, điều này chẳng có gì sai cả, việc của lãnh đạo là phải kiếm được nhiều tiền, thật nhiều tiền. Nhưng nếu chỉ đặt mục tiêu có một số tiền nào đó, khi có đủ thì bạn sẽ rất dễ mất động lực, sẽ không nỗ lực để tiến lên nữa, bạn bắt đầu ăn chơi, hưởng thụ, lơ là việc kinh doanh và rồi rất dễ thất bại trở lại. Nếu mục tiêu bạn đặt chỉ là tiền, thì khi gặp khó khăn thử thách trên hành trình làm lãnh đạo, hoặc khi có cách kiếm tiền dễ hơn, bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc bởi bạn đang thiếu vắng năng lực lãnh đạo bản thân.
Chính ước mơ và khát vọng đủ lớn sẽ truyền cảm hứng, tạo động lực cho bạn vững bước trên hành trình đầy gian khó. Khát vọng càng lớn thì ý tưởng bên trong bạn xuất hiện càng nhiều, các nguồn lực bên trong bạn được khai mở, và bạn có đủ mọi nguồn lực để thực hiện khát vọng đó.
2. Không có sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, năng lực lõi của bản thân
Hầu hết mọi doanh nghiệp đều xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, năng lực lõi để phát triển. Nếu một doanh nghiệp không xây dựng được những điều này đúng, doanh nghiệp đó không thể lớn, khó phát triển và thậm chí sẽ mãi luẩn quẩn. Đây là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Nhưng, với cá nhân hầu hết mọi người lại không xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, năng lực lõi cho chính bản thân mình, kể cả các doanh nhân, những người rất chú trọng việc xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, năng lực lõi cho doanh nghiệp của họ.
Khi bạn không có sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, năng lực lõi, bạn sẽ không thể lãnh đạo bản thân được vì bạn chẳng không biết đâu là đích đến, đâu là ý nghĩa của cuộc đời mình.
Hãy coi bạn là một sự “đầu tư” của cha mẹ bạn và của chính bạn, một sự đầu tư rất lớn. Hãy chắc chắn sự “đầu tư” này phải có lợi nhuận và bạn là người điều hành nó để tối đa hóa hiệu quả.
3. Không có mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho cuộc đời mình một cách rõ ràng
Là lãnh đạo, bạn phải sống cùng với mục tiêu của doanh nghiệp, phải chuyên tâm và dành thời gian, năng lượng để làm việc đó, nhưng không có nghĩa là bạn không cần thiết lập mục tiêu cuộc đời mình.
Cũng như doanh nghiệp cuộc đời bạn cũng cần những mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Hãy nghiêm túc để xây dựng và thực hiện. Và vì bạn là doanh nhân, nên trong mục tiêu của cá nhân của bạn sẽ có mục tiêu công việc của doanh nghiệp. Và mục tiêu công việc là một phần để tạo nên mục tiêu cuộc đời bạn.
Khi không xây dựng mục tiêu cuộc đời, bạn đang không lãnh đạo bản thân mình.
>>> Xem thêm: Hiểu Về Lãnh Đạo Bản Thân. Mô hình 21 Chiến Lược Lãnh Đạo Bản Thân
4. Không dám chịu 100% về sự lựa chọn hay quyết định của mình
Là lãnh đạo, bạn phải đứng mũi chịu sào, mỗi lựa chọn, quyết định của bạn có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, của hàng trăm, hàng ngàn nhân sự và gia đình họ.
Khi bạn có ảnh hưởng càng lớn, bạn càng phải dám chịu trách nhiệm 100% về sự lựa chọn hay quyết định của mình. Vì quyết định hay sự lựa chọn này không chỉ ảnh hưởng lên cuộc đời của bạn. Đây là điều rất áp lực, nhưng chính điều này rèn giũa, giúp bạn vững vàng, phát triển, lãnh đạo bản thân.
5. Thiếu năng lực lãnh đạo là thiếu lãnh đạo bản thân
Khi thiếu năng lực lãnh đạo, bạn sẽ không thể xây dựng được đội ngũ nhân sự gắn kết, chất lượng, không thể thúc đẩy sự thay đổi và phát triển của doanh nghiệp bền vững.
Khi thiếu năng lực lãnh đạo, bạn sẽ gây sai hỏng, thua lỗ, phá sản, bạn phải chịu trách nhiệm về điều này, và nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lãnh đạo bản thân của bạn.
6. Lời nói, hành động không nhất quán, thiếu cam kết
Là lãnh đạo, lời nói, hành động của bạn phải nhất quán, nói đi đôi với làm, đã cam kết thì thực hiện bằng được. Nếu bạn nói một đằng, làm một nẻo, tự mình mâu thuẫn thì bạn đang không lãnh đạo bản thân.
7. Không phải là tấm gương cho nhân sự noi theo
Là lãnh đạo, bạn là người dẫn dắt nhân sự, họ nhìn vào bạn để học hỏi, không phải là những lời bạn nói, mà cách bạn làm mới thực sự quan trọng. Bởi vậy, bạn phải là một tấm gương về cách sống, làm việc và cống hiến cho nhân sự. Khi làm việc tại doanh nghiệp, những ứng xử của bạn phải dựa trên nền tảng văn hóa ứng xử của doanh nghiệp, bạn phải là tấm gương về sự tuân thủ, tấm gương thể hiện giá trị văn hóa và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Nếu chưa phải là tấm gương, thì bạn đang chưa lãnh đạo bản thân mình.
8. Luôn căng thẳng, áp lực hoặc sợ hãi
Nếu bạn luôn cảm thấy áp lực về công việc, bạn căng thẳng hoặc sợ hãi, bạn đang không lãnh đạo được bản thân. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc đời bạn.
9. Mất thăng bằng giữa công việc, gia đình và đời sống cá nhân
Tôi đã chứng kiến rất nhiều lãnh đạo chỉ làm được một việc: Phát triển kinh doanh.
Họ dường như không có đời sống cá nhân, không có thời gian dành cho bản thân, gia đình. Họ hy sinh tất cả cho công việc, dường như công việc là tất cả những gì họ có trên đời. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Nếu bạn không thể dành thời gian lãnh đạo được bản thân, lãnh đạo được gia đình thì bạn rất khó có thể lãnh đạo hiệu quả doanh nghiệp.
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, những chia sẻ này hữu ích như thế nào với bạn? Hãy nghĩ cách chuyển hóa vào bản thân và công việc của mình nhé!
ĐẶT MUA SÁCH “21 CHIẾN LƯỢC LÃNH ĐẠO BẢN THÂN DÀNH CHO DOANH NHÂN”