Chắc hẳn cụm từ chảy máu chất xám đã không còn xa lạ không chỉ đối với tổ chức nhà nước mà còn cả trong các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân của vấn đề này cũng như hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại.
Trong bài viết dưới đây, True Success sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về hiện tượng chảy máu chất xám nhân sự trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.
Chảy máu chất xám là gì?
Chảy máu chất xám (tiếng Anh là Brain drain) chỉ sự di cư đến các nước phát triển của lực lượng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, chủ yếu vì ở đó lợi suất thu được từ vốn nhân lực của họ cao hơn.
Tương tự đối với doanh nghiệp, chảy máu chất xám nhân sự là hiện tượng những người lao động có trình độ, có tay nghề cao nghỉ việc – rời bỏ doanh nghiệp.
Nguyên nhân hiện tượng Chảy máu chất xám ở Việt Nam
Thông thường sẽ có 6 nguyên nhân dẫn đến việc một nhân sự lựa chọn rời bỏ doanh nghiệp.
Phân bổ nhân sự không phù hợp
Doanh nghiệp phân bổ sai trình độ nhân sự
Nhiều doanh nghiệp không thực sự chú trọng việc phân bổ vị trí phù hợp với trình độ và năng lực của nhân sự. Cụ thể, lãnh đạo coi vai trò của nhân viên là để “khỏa lấp chỗ trống” thay vì để đạt lợi ích win-win. Vì vậy, họ chỉ quan tâm đến việc còn bao nhiêu vị trí còn trống để tuyển dụng đủ số người “đặt” vào.
Nhân viên sẽ không được đánh giá chi tiết về trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế, Vì vậy, không tránh khỏi trường hợp họ bị đặt sai vị trí làm việc. Khi đó, nếu tìm thấy một doanh nghiệp giúp họ phát huy được điểm mạnh của mình hơn, chắc chắn họ sẽ rời đi.
Doanh nghiệp bổ nhiệm sai vị trí cho nhân sự
Một số doanh nghiệp lại xảy ra trường hợp: Phân bổ công việc đúng với chuyên môn của nhân sự nhưng là ở vị trí không phù hợp. Ví dụ như: Một nhân sự sẽ phát huy được hết khả năng của mình khi ở vị trí chuyên viên, tuy nhiên khi được bổ nhiệm vào vị trí quản lý lại mang lại năng suất làm việc kém hơn hẳn. Vì vậy, lãnh đạo cần thực sự nhạy bén và đánh giá kỹ càng để không lãng phí năng lực của nhân sự.
Chương trình huấn luyện thiếu bài bản
Điều này không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế, mà tỷ lệ xuất hiện ở các tập đoàn lớn cũng vẫn rất cao. Những người lãnh đạo cảm thấy việc đào tạo, huấn luyện chỉ nhằm “dạy” nhân sự những kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc của họ.
Điều này có thể giúp tăng trình độ chuyên môn của nhân sự nhưng lại bỏ qua mức độ gắn bó của nhân sự với doanh nghiệp. Từ đó không thể giảm tình trạng nhân sự vẫn quyết định bỏ đi sau khi đã có kinh nghiệm.
Chế độ đãi ngộ không công bằng
Lương thưởng hay chế độ đãi ngộ là yếu tố được nhân sự đề cao nhất. Việc họ chủ động làm việc, cống hiến hết mình nhưng không nhận lại được sự đối xử tương ứng và công bằng chắc chắn sẽ chiếm phần lớn nguyên nhân khiến chất lượng làm việc không thể tối ưu. Từ đó khiến nguy cơ họ quyết định không thể đồng hành cùng doanh nghiệp là vô cùng lớn.
Kỷ luật quá nguyên tắc
Vấn đề này có thể đến từ văn hóa nội bộ chung hoặc phong cách quản trị của người lãnh đạo. Những nguyên tắc quá cứng nhắc, quy định quá khắt khe và thiếu sự thông cảm và thấu hiểu sẽ khiến nhân sự cảm thấy áp lực, mệt mỏi vì bản thân phải luôn làm đúng từ điều khoản của doanh nghiệp. Từ đó khiến sức sáng tạo bị bó buộc và tụt giảm dần.
Nói một đường làm một nẻo
Một số doanh nghiệp hứa hẹn sẽ mang lại nhiều quyền lợi hấp dẫn để thúc đẩy nhân sự làm việc hết năng suất của mình. Tuy nhiên sau đó lại đưa ra thêm các yêu cầu khác khi nhân sự đã hoàn thành mục tiêu, hoàn toàn “quên mất” những điều đã thỏa thuận trước đó.
Điều này không chỉ khiến nhân sự bỏ đi mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh thưởng hiệu doanh nghiệp.
Môi trường làm việc căng thẳng
Một môi trường làm việc giúp nhân sự được học hỏi, đào tạo và phát triển bản thân luôn là lý do giữ chân họ ở lại doanh nghiệp lâu dài. Dù hầu hết những người lãnh đạo đều biết được sự thật này nhưng không phải ai cũng thực hiện nó một cách đúng đắn và hiệu quả.
Một số lãnh đạo vẫn giữ phong cách lãnh đạo chuyên quyền, áp đặt khiến nhân sự luôn cảm thấy áp lực mỗi khi đi làm, họ không được tự do trao đổi ý kiến hay có những giờ phút giải lao thư giãn. Điều này về lâu dài chắc chắn sẽ khiến nhân sự cảm thấy bí bách, chán nản và lựa chọn rời đi.
Hậu quả hiện tượng Chảy máu chất xám ở Việt Nam
Nhân sự chủ chốt rời đi làm xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp
Việc doanh nghiệp khiến nhân sự phải quyết định ra đi khiến lãng phí nhiều nguồn lực trong công tác tuyển dụng và đào tạo, huấn luyện… Đặc biệt, đối với nhân sự giữ vai trò quan trọng như leader, quản lý… lại càng khiến doanh nghiệp xáo trộn hơn khi tốn thêm thời gian và chi phí để tìm kiếm và bù đắp vào vị trí đó.
Dịch vụ khách hàng có thể bị gián đoạn:
Nhân sự là “điểm chạm trực tiếp” của doanh nghiệp đối với khách hàng, vì vậy khi một nhân viên rời đi đồng nghĩa với việc các mối quan hệ mà nhân viên đó xây dựng cho công ty sẽ bị cắt đứt.
Khách hàng sẽ không muốn phải thay đổi và làm việc với nhiều người cùng lúc, dù doanh nghiệp có cung cấp thêm nhiều dịch vụ để bù đắp cũng vẫn sẽ khó giữ được hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt của họ. Khi khách hàng không hài lòng với trải nghiệm của mình thì danh tiếng của doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Nhân sự thôi việc ảnh hưởng đến tinh thần của nhân sự khác
Vì vậy, khi một nhân viên có năng lực tốt nghỉ việc sẽ tạo ra gián đoạn trong quy trình làm việc chung của nhóm/phòng ban, khiến các nhân viên khác phải làm việc nhiều hơn để bù vào. Tuy nhiên ngay cả khi cố gắng hoàn thành thêm KPI của nhân viên nghỉ việc cũng khó có thể đảm bảo tối ưu được chất lượng công việc như lúc đầu.
Bên cạnh đó, những nhân viên trong công ty sẽ làm việc với nhau hầu hết thời gian trong một ngày. Vì vậy, việc một cá nhân rời đi chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của những người ở lại, khiến họ dần cảm thấy hoang mang và khó tập trung vào công việc hơn.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đang được các doanh nghiệp áp dụng để truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên trong link sau: http://truesuccess.asia/webinar/
Lời kết
Chảy máu chất xám không chỉ xảy ra ở một hay một vài doanh nghiệp cụ thể. Tùy vào từng doanh nghiệp mà dấu hiệu nhận biết và hậu quả mang lại sẽ khác nhau. Hy vọng những chia sẻ trên của True Success sẽ giúp lãnh đạo nhìn nhận và đánh giá đúng tình hình nhân sự thực tế trong doanh nghiệp của mình.