Bạn đang ở vị trí nào trên con đường lãnh đạo của mình? Hãy cùng True Success tìm hiểu các cấp độ lãnh đạo để giúp cho con đường lãnh đạo của bạn thành công hơn.
5 cấp độ lãnh đạo
Thước đo sự thành công của lãnh đạo được đánh giá qua 5 cấp độ lãnh đạo. Dưới đây là 5 cấp độ lãnh đạo để bạn có thể hiểu và phát triển thành một người lãnh đạo xuất sắc.
Cấp độ 1: Chức vụ
Chức vụ là cấp thấp nhất trong các cấp lãnh đạo hay còn gọi là cấp đầu vào. Những người lãnh đạo chỉ đạt tới cấp độ đầu vào này chỉ có thể gọi là sếp nhưng chưa thể là lãnh đạo. Có thể nói đây là bước đầu để trở thành một nhà lãnh đạo.
Với chức vụ, nhân sự chỉ nghe vì chức cao hơn và theo quy chế, chính sách để quản lý nhân sự. Đặc biệt là hay áp đặt theo chính sách thưởng phạt. Sau khi làm việc một thời gian dài, nhân sự sẽ tạo ra tính ỷ lại, phụ thuộc vào cấp trên và chỉ biết làm theo 1 khuôn khổ cho tới khi năng lực bị khai thác hết rồi bị sa thải.
Nhiều người chỉ là ngồi ở ghế “lãnh đạo” chứ chưa thực sự là người lãnh đạo. Việc này sẽ khiến nhân sự cấp dưới không nể phục và sẽ không cống hiến, tập trung, phát huy khả năng cho công việc và làm việc thiếu trách nhiệm.
Cấp độ 2: Quyền
Cấp độ lãnh đạo thứ 2 đó chính là quyền hay còn gọi là sự cho phép. Quá trình chuyển đổi từ chức vụ sang quyền hạn là bước đầu thể hiện vai trò của người lãnh đạo. Lãnh đạo là sự tác động, và hoạt động của người lãnh đạo ở sự cho phép thì mọi việc có thể chuyển biến. Nhân sự không chỉ nghe theo mà còn làm theo yêu cầu. Và họ muốn làm như vậy chứ không phải là sự ép buộc.
Người lãnh đạo tác động tới nhân sự qua mối quan hệ chứ không phải chỉ là vị trí. Tới khi nhân sự nhận được sự quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ, tin tưởng thì họ sẽ bắt đầu phối hợp làm việc cùng người lãnh đạo và cùng làm việc với các thành viên khác. Và chính điều đó tác động thay đổi môi trường làm việc.
Cấp độ 3: Định hướng
Với cấp độ lãnh đạo thứ ba là sự định hướng, tức là kết quả hiệu suất công việc của người lãnh đạo để đánh giá năng lực lãnh đạo của họ. Để đạt được tới cấp độ lãnh đạo này, người lãnh đạo chỉ chứng minh năng lực của bản thân, cố gắng phấn đấu thôi là chưa đủ. Bởi nhân sự sẽ đánh giá vào hiệu quả người lãnh đạo tạo ra để họ có thể tin tưởng và tình nguyện làm việc theo người lãnh đạo.
Người lãnh đạo ở cấp độ lãnh đạo này cần có những đặc điểm như: sự chủ động, tính kỷ luật, nghiêm túc làm việc, đi theo lẽ phải, cách sắp xếp công việc logic và trình độ chuyên môn. Nhân sự sẽ nhìn vào những thành tựu người lãnh đạo tạo ra qua sự dẫn dắt mọi người. Đó chính là động lực để nhân sự cố gắng, có niềm tin vào những kết quả tốt đẹp ở tương lai.
Cấp độ 4: Phát triển nhân sự
Ở cấp độ lãnh đạo thứ 3 chỉ tập trung vào hiệu suất kết quả của cá nhân và doanh nghiệp. Và để đạt tới những cấp độ lãnh đạo cao hơn, nhà lãnh đạo sẽ phải chuyển từ người định hướng để trở thành người phát triển. Bởi, nhân sự sẽ là nguồn tài nguyên quý giá nhất cần khai thác của doanh nghiệp. Ở cấp độ lãnh đạo thứ 4, nhà lãnh đạo tập trung trở thành người phát triển nhân sự cho doanh nghiệp.
Những người lãnh đạo xuất sắc với tư cách là người lãnh đạo sẽ dành thời gian, công sức, tâm huyết để phát triển nhân sự của mình. Ở cấp độ lãnh đạo này, người lãnh đạo tập trung vào phát triển, khai mở tiềm năng nhân sự của mình. Họ sẽ dành 20% cho hiệu suất làm việc của cá nhân và 80% cho sự phát triển của nhân sự và lãnh đạo nhân sự.
Có thể nói, đây là sự chuyển mình khó khăn đối với những nhân sự quen làm việc hiệu suất cao. Không chỉ vậy, đây là cách mạng hóa cho doanh nghiệp và vẽ ra một tầm nhìn tương lai phát triển cho doanh nghiệp.
Cấp độ 5: Đỉnh cao
Rất khó cho một người lãnh đạo để có thể đạt được cấp độ lãnh đạo thứ 5 là đỉnh cao, tức là đỉnh cao không chỉ là lãnh đạo xuất sắc ở các cấp độ dưới mà còn là các kỹ năng hay khả năng lãnh đạo thiên bẩm. Những nhà lãnh đạo cấp độ 5 sẽ tập trung vào hỗ trợ lãnh đạo những người lãnh đạo khác phát triển đạt tới cấp độ lãnh đạo 4.
Những người lãnh đạo ở cấp độ 5 luôn nổi bật hơn những người khác. Dường như, họ luôn đem lại thành công cho bất cứ nhiệm vụ công việc gì họ làm. Họ cũng góp phần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho mọi thành viên. Người lãnh đạo ở cấp độ này có sức ảnh hưởng không chỉ ở trong doanh nghiệp mà còn đối với ngành mà họ cống hiến.
Rèn luyện 5 cấp độ lãnh đạo
Để là một nhà lãnh đạo xuất sắc với 5 cấp độ lãnh đạo cần phải có những chiến lược để có thể rèn luyện và đạt đỉnh cao trong cuộc đời lãnh đạo.
-
Khiêm tốn
Có thể nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2007-2008 để thấy ví dụ những người lãnh đạo tự cao, kiêu ngạo đã làm doanh nghiệp của họ bị sa sút như thế nào.
Người lãnh đạo đỉnh cao luôn là người khiêm tốn. Họ hiểu được khiêm tốn quan trọng tới mức nào và tự cao sẽ phá hủy doanh nghiệp ra sao. Khi nhân sự đạt được thành công thì hãy tin rằng đó là sự nỗ lực của họ mà có. Không chỉ vậy, người lãnh đạo còn có trách nhiệm khi mọi nhiệm vụ công việc không đi đúng định hướng kế hoạch ban đầu.
-
Biết yêu cầu giúp đỡ
Đạt tới cấp độ lãnh đạo thứ 5 là rất khó, tuy nhiên người lãnh đạo học được cách yêu cầu giúp đỡ từ mọi người mới là người có khả năng lãnh đạo đỉnh cao. Bởi, cấp độ lãnh đạo này cho phép người lãnh đạo có thể yêu cầu nhân sự giỏi chuyên môn về lĩnh vực hơn để hoàn thành nhiệm vụ công việc. Và tất nhiên, kết quả đạt được là của toàn nhóm chứ không chỉ cá nhân.
-
Chịu trách nhiệm
Chịu trách nhiệm là tính cách tiên quyết của các nhà lãnh đạo ở cấp độ lãnh đạo thứ 5. Đó là phải học cách chịu trách nhiệm về những rủi ro, sai lầm của toàn nhóm. Có thể nói, chịu trách nhiệm là thước đo ý thức về giá trị cốt lõi, sự nghiêm túc với công việc, sự cống hiến và sức mạnh của người lãnh đạo.
-
Phát triển kỷ luật
Giá trị cốt lõi của một nhà lãnh đạo ở cấp độ 5 là tính kỷ luật. Đôi khi, mọi người thường nghĩ rằng kỷ luật là một sự nguyên tắc gò bó, nhưng, kỷ luật mới là sự tự do.
Người lãnh đạo có tính kỷ luật thì dù nhiệm vụ được giao khó khăn tới cỡ nào đi chăng nữa, họ vẫn kiên trì, quyết liệt làm tới cùng. Niềm tin rằng mình đang đi đúng đường thì đừng để người khác chi phối hành động của bạn. Tất nhiên, biết lắng nghe là một điều đáng quý, nhưng đừng để bị chi phối mà chùn bước tiến tới con đường thành công của nhà lãnh đạo xuất sắc.
-
Tìm đúng người
Jim Collins cho rằng, bước đầu của việc làm lãnh đạo đó là phải chọn được đúng người, đặt đúng người vào các vị trí và biết đào thải những người đang ngồi nhầm vị trí. Cấp độ lãnh đạo thứ 5 bị tác động khá nhiều bởi những người xung quanh. Họ mất rất nhiều thời gian để có thể tìm được đúng người và giúp họ phát huy tối đa tiềm năng vô hạn.
-
Dẫn dắt với đam mê
Yếu tố ảnh hưởng tới người lãnh đạo đó là khả năng truyền động lực cho nhân sự để họ có thể phát huy tối đa năng lực cống hiến cho doanh nghiệp. Chính yếu tố này tạo nên sự hào hứng trong công việc và nguồn năng lượng dồi dào để đạt tới đỉnh cao công việc. Không chỉ vậy, điều đó còn tạo nên giá trị niềm tin cho đối tác và khách hàng bởi sự nhiệt huyết, tận tâm của doanh nghiệp.
-
Tham gia khóa học
Sau khi tìm hiểu về 5 cấp độ lãnh đạo để tìm và rèn luyện thật tốt các cấp độ lãnh đạo hãy tham gia ngay khóa huấn luyện Leadership Quantum Leap – Đột phá năng lực lãnh đạo.
Khóa huấn luyện sẽ giúp học viên nhận ra những góc khuất, điểm yếu “ chết người” khi làm lãnh đạo và tìm ra được lý do tạo sao kinh doanh mãi mà không hiệu quả.
Khóa học bao gồm:
- Hiểu và tư duy đúng về nghề lãnh đạo, phong cách lãnh đạo.
- Hiểu và biết cách xây dựng phong cách lãnh đạo hiệu quả cho riêng mình.
- 5 trụ cột và 15 năng lực cốt yếu của người lãnh đạo – điều tạo nên một nhà lãnh đạo xuất sắc.
- Cách xác định vùng thế mạnh và điểm yếu chết người trong lãnh đạo.
Khóa huấn luyện sẽ giúp học viên nhìn nhận bản thân, tự thay đổi để trở thành doanh nhân thành công.
Để hiểu và được tư vấn chi tiết hơn về khóa huấn luyện Leadership Quantum Leap – Đột phá năng lực lãnh đạo, vui lòng liên hệ hotline: 0912604466 – True Success.
Lời kết
Qua bài viết trên, True Success đã giúp bạn tìm hiểu 5 cấp độ lãnh đạo. Chúc bạn sẽ rèn luyện thật tốt để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc!