Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có một hình thức kinh doanh khác nhau và sẽ phù hợp với các kiểu lãnh đạo khác nhau. Biết tận dụng được cơ hội, thấu hiểu nhân sự sẽ giúp người quản lý có những quyết định hiệu quả nhất. Vậy, có những kiểu lãnh đạo nào là phổ biến nhất và những yếu tố ảnh hưởng của chúng. Hãy tìm hiểu cùng True Success qua bài viết này.
Các kiểu lãnh đạo phổ biến
Tùy theo vào tính chất và yêu cầu công việc của doanh nghiệp mà nhà quản lý sẽ ưu tiên cho kiểu lãnh đạo phù hợp nhất. Trong quản trị học có 3 kiểu lãnh đạo phổ biến : Kiểu lãnh đạo độc đoán, kiểu lãnh đạo dân chủ và kiểu lãnh đạo tự do. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các kiểu lãnh đạo và ưu nhược điểm của chúng.
Kiểu lãnh đạo độc đoán
Lãnh đạo độc đoán hay còn được gọi là chuyên quyền. Người lãnh đạo sẽ đặt ra tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng và xây dựng chiến lược để đạt được. Họ sẽ đưa ra những quy trình cụ thể và kỳ vọng vào kết quả cuối cùng đạt được như gồm đạt được những gì, thời gian bao lâu hay làm như thế nào để công việc được hoàn thành đúng tiến độ.
Người lãnh đạo luôn mong muốn nhân sự chấp nhận làm theo hướng dẫn của họ và hành động ngay lập tức. Họ độc đoán luôn tập trung vào thành quả đạt được qua các công việc đã được thiết lập vì lợi ích chung của tổ chức.
Ưu điểm của kiểu lãnh đạo độc đoán
- Các quyết định được nhất quán nhanh chóng và hiệu quả.
- Nếu được áp dụng hiệu quả phát huy được hết ưu điểm, lãnh đạo độc đoán sẽ tạo nên một quy trình làm việc cụ thể và có kết quả tối ưu nhất.
Nhược điểm của kiểu lãnh đạo độc đoán
- Nhân sự không đủ tin tưởng vào người quản lý, họ làm việc không được thoải mái.
- Tại ra sự bất mãn trong nội bộ doanh nghiệp giữa người quản lý với nhân sự.
- Bảo thủ, chuyên quyền, mệnh lệnh, bắt buộc phục tùng.
- Tạo áp lực cho nhân sự để thúc đẩy công việc.
- Đôi khi, nhân sự cảm thấy không được tôn trọng và không được phát huy tối đa năng lực.
Kiểu lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo theo kiểu lãnh đạo dân chủ thường sẽ mong muốn được thảo luận, đóng góp, ý kiến để đưa ra quyết định. Trước khi xây dựng một quy trình làm việc cụ thể, người quản lý có thể thảo luận, đưa ra vấn đề và nghe các đề xuất từ nhân sự. Mục đích của người lãnh đạo là tạo ra một cuộc thảo luận khích lệ mọi người tham gia đóng góp ý kiến. Và tất nhiên, người lãnh đạo là người có tiếng nói cuối cùng.
Không giống các kiểu lãnh đạo khác, với lãnh đạo dân chủ, người quản lý có thời gian đánh giá, đưa ra quyết định kỹ lưỡng hơn và tìm ra được giải pháp tối ưu nhất cho mục tiêu. Kết quả các công việc từ kiểu lãnh đạo dân chủ đều nhận được nhiều lợi ích bởi sự sáng tạo và những ý tưởng từ sự đóng góp, đề xuất của nhân sự.
Ưu điểm của kiểu lãnh đạo dân chủ
- Nhân sự đều được tham gia vào thảo luận, phát triển xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhân sự với nhà lãnh đạo, tăng tương tác, thấu hiểu, chia sẻ và có thể giữ chân nhân sự lâu dài.
- Xây dựng lòng tin và sự tin tưởng của nhân sự với năng lực của người lãnh đạo.
- Phát huy tối đa sự sáng tạo.
Nhược điểm của kiểu lãnh đạo dân chủ
- Quá trình đưa ra quyết định cần nhiều thời gian bởi việc thảo luận và tham khảo nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất từ nhân sự.
- Đôi khi, các buổi thảo luận hiệu quả có thể bị cản trở bởi sự năng động của các thành viên trong nhóm.
Kiểu lãnh đạo tự do
Kiểu lãnh đạo tự do hay còn được gọi là kiểu lãnh đạo ủy quyền. Nó cho phép nhân sự có thể tự đưa ra quyết định cho nhiệm vụ của họ được giao theo phương án riêng của họ. Nhưng, người lãnh đạo vẫn luôn tạo ra các giới hạn và yêu cầu hiệu quả công việc trước khi giao quyền cho nhân sự. Trong quá trình nhân sự đưa ra quyết định, người quản lý có thể tham gia thảo luận khi cần thiết về các quyết định.
Kiểu lãnh đạo này đạt hiệu quả nhất khi nhân sự có khả năng làm việc độc lập, kiến thức kỹ năng chuyên môn cao, vững chắc. Và đặc biệt, nó đem lại lợi ích khi nhân sự tham gia vào dự án cá nhân hoặc các nhiệm vụ công việc yêu cầu sự tư suy, sáng tạo đột phá.
Ưu điểm của kiểu lãnh đạo tự do
- Trao quyền cho nhân viên.
- Nhân sự có kinh nghiệm được phát huy tối đa năng lực, kiến thức, kỹ năng của mình hơn các kiểu lãnh đạo khác.
- Người lãnh đạo có thời gian cho bức tranh tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp.
Nhược điểm của kiểu lãnh đạo tự do
- Có thể ảnh hưởng tới hiệu suất công việc nếu không làm rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ.
- Dễ gây mất đoàn kết giữa các thành viên với nhau nếu không có người giảng hòa trong nhóm.
- Với các nhân sự ít kinh nghiệm, năng lực chưa đủ thì sẽ rất khó để đạt được hiệu quả công việc.
Những yếu tố ảnh hưởng đến các kiểu lãnh đạo
Các kiểu lãnh đạo ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Dưới đây là những yếu tố cơ bản:
Lịch sử môi trường công tác
Hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới các kiểu lãnh đạo. Đa số những người quản lý thường áp dụng phong cách lãnh đạo từ môi trường cũ vào môi trường làm việc mới. Bởi các thói quen nghề nghiệp đã được tạo dựng từ môi trường cũ khiến nhà lãnh đạo rất khó thay đổi.
Môi trường đào tạo
Thứ hai, môi trường đào tạo ảnh hưởng rất nhiều tới phong cách lãnh đạo. Bởi nếu người lãnh đạo ở trong môi trường làm việc theo kiểu lãnh đạo dân chủ, tự do hay độc đoán thì họ cũng sẽ theo những kiểu lãnh đạo đó. Trong môi trường đào tạo sẽ góp phần xây dựng nên phong cách lãnh đạo của những người lãnh đạo qua thời gian dài tiếp xúc với các phong cách lãnh đạo.
Tâm lý của nhà lãnh đạo
Có thể nói, tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới các kiểu lãnh đạo. Đôi khi, vì là người mới quản lý nên có thể họ sẽ không thể hiển hết phong cách lãnh đạo vì còn tâm lý e ngại với nhân sự. Những sau khi đã làm quen với công việc, phong cách lãnh đạo của người quản lý mới được bộc lộ rõ nhất.
Trình độ và năng lực
Mỗi một người lãnh đạo đều sẽ chọn cho mình kiểu lãnh đạo khác nhau dựa vào trình độ và năng lực của họ.
Một người lãnh đạo có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên môn cao thì thường sẽ theo kiểu lãnh đạo độc đoán để thiết lập một quy trình làm việc đạt tối ưu hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó, với những người mới làm lãnh đạo hay người chưa có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đủ tốt thì sẽ thường tổ chức các buổi thảo luận, đóng góp ý kiến từ các nhân sự để tham khảo đưa ra quyết định. Bởi vậy, họ thường là những người theo các kiểu lãnh đạo như: tự do hoặc dân chủ.
Rèn luyện các kiểu lãnh đạo
Sau khi tìm hiểu về các kiểu lãnh đạo để tìm và áp dụng kiểu lãnh đạo phù hợp với bản thân hãy tham gia ngay khóa huấn luyện Leadership Quantum Leap – Đột phá năng lực lãnh đạo.
Khóa huấn luyện sẽ giúp học viên nhận ra những góc khuất, điểm yếu “ chết người” khi làm lãnh đạo và tìm ra được lý do tạo sao kinh doanh mãi mà không hiệu quả.
Khóa học bao gồm:
- Hiểu và tư duy đúng về nghề lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, các kiểu lãnh đạo.
- Hiểu và biết cách xây dựng phong cách lãnh đạo hiệu quả cho riêng mình.
- 5 trụ cột và 15 năng lực cốt yếu của người lãnh đạo – điều tạo nên một nhà lãnh đạo xuất sắc.
- Cách xác định vùng thế mạnh và điểm yếu chết người trong lãnh đạo.
Khóa huấn luyện sẽ giúp học viên nhìn nhận bản thân, tự thay đổi để trở thành doanh nhân thành công.
Để hiểu và được tư vấn chi tiết hơn về khóa huấn luyện Leadership Quantum Leap – Đột phá năng lực lãnh đạo, vui lòng liên hệ hotline: 0912604466 – True Success.
Lời kết
Qua bài viết trên, True Success đã giúp bạn tìm hiểu các kiểu lãnh đạo. Chúc bạn sẽ tìm ra được kiểu lãnh đạo cho riêng mình.