21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo là cuốn sách về năng lực lãnh đạo của John C.Maxwell. cuốn sách chia sẻ các nguyên tắc giúp các nhà lãnh đạo mở rộng tư duy của mình, áp dụng trong công việc, vận hành doanh nghiệp của mình. Nắm vững các nguyên tắc để bạn nâng cao năng lực lãnh đạo của mình và nhân sự của bạn cũng được tạo động lực, cảm hứng.
21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo – Cuốn sách hay của bậc thầy John C.Maxwell
Bậc thầy về lãnh đạo Maxwell
Nói đến nghệ thuật, năng lực lãnh đạo, người ta sẽ nghĩ ngay đến một bậc thầy về lãnh đạo là John C.Maxwell. Ông là một diễn giả, doanh nhân đồng thời cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo.
John C.Maxwell là một chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực lãnh đạo doanh nghiệp. Trong chia sẻ của mình, ông nói rằng: “Tôi dành cuộc đời mình cho việc nghiên cứu phát triển nghệ thuật lãnh đạo. Thứ tài sản lớn nhất mà tôi có được chính là trao giá trị cho các nhà lãnh đạo – những người sẽ tiếp tục trao giá trị cho nhiều người khác”.
Đó là lý do tại sao, 6 triệu lãnh đạo và 500 doanh nghiệp hàng đầu đã tin tưởng và vinh danh ông trong lĩnh vực phát triển năng lực lãnh đạo.
Cuốn sách 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo
Như đã đề cập, ông là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo. Trong đó, nhiều nhà lãnh đạo, quản lý đã lựa chọn cuốn sách 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo là cuốn sách gối đầu giường.
Trong cuốn sách này, 21 nguyên tắc đã được John C.Maxwell đề cập đến, giúp các nhà lãnh đạo ở khắp nơi trên thế giới được truyền cảm hứng và tiếp nhận những kinh nghiệm đầy quý báu.
Nằm lòng 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc 1: Luật giới hạn
Nguyên tắc này đưa ra một quy luật dễ hiểu “Tài năng lãnh đạo mang tính quyết định tới hiệu quả công việc”. Nhà lãnh đạo nào có năng lực lãnh đạo cao thì hiệu quả công việc cao và ngược lại.
Trong trường hợp, khả năng lãnh đạo của nhà lãnh đạo, quản lý kém cỏi thì đi theo đó là sự kém hiệu quả của công việc, khả năng vận hàng doanh nghiệp. Cho nên luật giới hạn như một lời nhắc nhở người lãnh đạo cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao khả năng lãnh đạo của mình.
Nguyên tắc 2: Luật ảnh hưởng
Bản chất của một người lãnh đạo là người có khả năng tạo ảnh hưởng. Không phải lúc nào người có địa vị cao nhất cũng tạo ra được sự ảnh hưởng. Ngay cả những người không có chức vị nhưng vẫn tạo ra được sự ảnh hưởng, đó là những nhà lãnh đạo không chức danh.
Đơn cử như Công nương nước Anh Diana, một người không nắm chức vị quá lớn nhưng được sự đón nhận và yêu mến rất lớn từ người dân Anh. Sự ảnh hưởng này của bà được tạo ra từ việc bà không ngừng trao giá trị cho các chương trình nghiên cứu bệnh AIDS hay chăm sóc những người bị bệnh phong, và chống rải bom mìn.
Nguyên tắc 3: Luật tiến trình
Tài năng lãnh đạo là một năng lực cần phải thường xuyên rèn luyện, phát triển nó không ngừng nghỉ cả cuộc đời. Khi đạt đến một chức vị nào đó thì năng lực này lại càng cần phải củng cố, trau dồi.
Nhà lãnh đạo không được sinh ra, mà được tạo ra. Đó cũng chia sẻ của chuyên gia huấn luyện và phát triển con người Harry Trịnh xuyên suốt trong các chương trình Đột phá năng lực lãnh đạo mà ông đào tạo cho hơn 1000 nhà quản lý, doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.
Nguyên tắc 4: Luật thuyền trưởng
Ai cũng có thể học cách lái tàu nhưng không phải ai cũng có thể trở thành thuyền trưởng hay định hình cho người thủy thủ được hành trình cần tới.
Người thuyền trưởng cần vạch ra một hành trình để con thuyền đi đúng hướng và cập bến thành công. Nhà lãnh đạo cũng vậy, họ cũng cần đưa ra các chiến lược – kế hoạch hành động – đưa ra các mục tiêu – thông tin tới những người cần phụ trách và được họ chấp nhận – hành động và điều chỉnh chương trình thực hiện.
Nguyên tắc 5: Luật được lắng nghe
Thật khó có nhà lãnh đạo nào khi cất tiếng lại không nhận được sự lắng nghe của người khác. Khi Alan Greenspan đứng trước Quốc hội phát biểu, mọi người đều tập trung lắng nghe. Martin Luther King là diễn giả, dù là người da trắng hay da đen, họ cũng đều lắng nghe, Đó chính là những nhà lãnh đạo thực sự.
Nguyên tắc 6: Luật nền tảng quan trọng
Nền tảng quan trọng trong cuốn sách này chính là được xây dựng dựa trên niềm tin. Việc một nhà lãnh đạo khiến người khác mất niềm tin sẽ tự đẩy mình xuống việc mất niềm tin, giảm giá trị đối với người khác. Niềm tin tạo nên lãnh đạo.
Nguyên tắc 7: Luật tôn trọng
Nói về luật tôn trọng, khoan nói đến nội dung được nêu trong cuốn sách này thì chính tác giả cũng là một người thực hiện được nguyên tắc này. 100% những nhà lãnh đạo chủ chốt của công ty đã được thuyết phục đi theo ông khi ông chuyển công ty Injoy California đến Atlanta.
Chính bởi vì sự tôn trọng của mọi người đã được xác lập dành cho ông nên có thể thấy nguyên tắc luật tôn trọng là nguyên tắc mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần có.
Nguyên tắc 8: Luật trực giác
Để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc, yếu tố trực giác cũng góp phần tạo nên nhà lãnh đạo. Họ đôi khi không cần phải được cung cấp 100% thông tin mà đôi khi chỉ cần quá nửa có thể đưa ra quyết định. Những quyết định này được đưa ra dựa trên những trải nghiệm thực tế cùng trực giác vốn có của nhà lãnh đạo.
Đây được coi là yếu tố vô hình của nhà lãnh đạo, lường trước các rủi ro, dự đoán những biến động của thị trường, dự báo tình huống, xác lập được nguồn lực của mình để đối phó chính là cách mà luật trực giác dành cho nhà lãnh đạo.
Nguyên tắc 9: Luật thu hút
Luật thu hút giải thích tại sao những nhà lãnh đạo giỏi sẽ thu hút những người lãnh đạo giỏi. Sự tương đồng về tính cách, trải nghiệm cuộc sống, tuổi tác cùng tài năng sẽ khiến các nhà lãnh đạo có xu hướng thu hút và làm việc cùng nhau.
Vì thế càng cải thiện về tài năng lãnh đạo của mình bao nhiêu thì những nhà quản lý, lãnh đạo càng có cơ hội tiếp xúc với những người tương đồng về tài năng.
Nguyên tắc 10: Luật kết nối
Sự kết nối của nhà lãnh đạo thể hiện bằng việc kết nối cảm xúc với đám đông và với từng cá nhân. Những nhà lãnh đạo thực thụ có xu hướng “lãnh đạo bản thân bằng lý trí và lãnh đạo mọi người bằng trái tim”.
Biết kết nối với mọi người thể hiện qua những hành động quan tâm người khác, ứng xử với mọi người dựa trên sự tử tế và trung thực.
Nguyên tắc 11: Luật thân tín
Sẽ rất mất thời gian nếu phải tốn quá nhiều thời gian có xu hướng chống đối hay không có niềm tin vào nhà lãnh đạo. Việc thuyết phục những người này có thể gây ra sự mất năng lượng cho nhà lãnh đạo. Thay vì thế, nhà lãnh đạo nên truyền cảm hứng, truyền năng lượng cho những người có niềm tin vào mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho một nhà lãnh đạo vì sẽ tạo năng lượng tích cực cho nhà lãnh đạo.
Nguyên tắc 12: Luật phân quyền
Rất nhiều nhà lãnh đạo sợ nhân sự của mình giỏi hơn, sợ việc mất đi những quyền lợi hay vị trí mà mình đang nắm giữ. Chính điều này khiến nhân sự sẽ trở nên phụ thuộc và trưởng thành rất chậm.
Ngược lại, việc dám phân quyền cho nhân sự sẽ giúp nhà lãnh đạo giảm bớt những áp lực, nhiệm vụ không thực sự cần thiết. Sự tin tưởng trao quyền cho nhân sự sẽ khiến nhân sự trưởng thành hơn và việc điều hành doanh nghiệp cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trong luật phân quyền, có thể thấy một nhà lãnh đạo vô cùng bản lĩnh chính là tổng thống Abraham Lincoln, khi ông sẵn sàng chọn đối thủ chính trị của mình là thành viên nội các.
Nguyên tắc 13: Luật tấm gương
Khó có nhà lãnh đạo nào chỉ ngày ngày thúc giục nhân sự của mình thực hiện văn hóa doanh nghiệp mà bản thân người đó không thực hiện. Trước khi muốn người khác làm gì, người lãnh đạo chính là người cần làm gương. Điều này để nhân sự xác lập niềm tin tưởng vào nhà lãnh đạo.
Nguyên tắc 14: Luật làm cho người khác tin
Nếu làm một nhà lãnh đạo mà không nhận được sự tín nhiệm của người khác thì đó không phải là một nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhà lãnh đạo không thể thành công được một mình nếu không có một đội ngũ. Đội ngũ ấy không chỉ ưu tú mà còn phải tin vào người thủ lĩnh. Mahatma Gandhi chính là người đàn ông đã làm cho nhân dân tin vào con người mình, tin vào sự lãnh đạo và tầm nhìn của ông cho cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ năm 1947.
Nguyên tắc 15: Luật chiến thắng
Tư duy chiến thắng là tư duy của một nhà lãnh đạo tài ba. Tin vào chiến thắng để tìm ra các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu của mình.
Chủ tịch của hãng hàng không SouthWest chính là người áp dụng luật này rất tốt. Ông không chỉ là một người sở hữu năng lực lãnh đạo bản thân tốt mà còn giúp cho doanh nghiệp của mình phát triển vượt qua không ít khó khăn.
Có thể thấy, yếu tố chính làm nên chiến thắng cho các vị lãnh đạo ở đây chính là: toàn bộ thành viên của tổ chức, doanh nghiệp có được sự đồng thuận và đồng lòng, năng lực cá nhân của mỗi thành viên và người lãnh đạo biết cách khai mở tiềm năng cho mỗi cá nhân ấy.
Nguyên tắc 16: Luật quán tính
Luật quán tính là như một tri kỷ dành cho nhà lãnh đạo. Việc không tạo được động lực cho người khác sẽ khiến mọi việc dừng lại tại chỗ. Nếu biết cách tạo động lực, nhà lãnh đạo sẽ khiến mọi người vượt qua được khó khăn, trở ngại để đạt tới mục tiêu đặt ra.
Nguyên tắc 17: Luật ưu tiên
Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo biết đặt sự ưu tiên cho các công việc, mục tiêu trong cuộc sống của mình. Một ngày hay thậm chí là một đời một người sẽ có rất nhiều mong ước và mục tiêu cho mình, cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Nhưng tùy thuộc vào mỗi giai đoạn cần biết cách đặt mục tiêu, lợi ích của các mục tiêu đó đúng thời điểm.
Sự ưu tiên không đơn thuần là giúp nhà lãnh đạo biết được việc nào quan trọng hơn việc nào mà còn giúp nhà lãnh đạo quản trị thời gian của mình tốt hơn.
Nguyên tắc 18: Luật hy sinh
Sẽ không thể có một điều gì hoàn hảo cho một nhà lãnh đạo. Trong một số trường hợp, bắt buộc người lãnh đạo phải hy sinh một điều gì đó. Sự hy sinh về công sức, tiền bạc hay thời gian có thể không được trả lại được bất cứ đồng thù lao hay sự cảm kích nào. Tuy nhiên, đây là bước đệm để nhà lãnh đạo tạo ra bước tiến cho tổ chức, doanh nghiệp của mình.
Nguyên tắc 19: Luật thời cơ
Mỗi nhà lãnh đạo đều hiểu rất rõ được tầm quan trọng của cơ hội. Chỉ một cơ hội được nắm bắt đủ để tạo ra những thành công đột phá. Biết chớp lấy thời cơ quý báu là cách mà mỗi nhà lãnh đạo có thể tìm thấy bước ngoặt cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Hiểu rằng thời cơ là thứ rất khó có lại, nên tận dụng triệt để thì thành công sẽ đến với đúng người, đúng thời điểm.
Nguyên tắc 20: Luật tăng trưởng bùng nổ
Trở thành thủ lĩnh lãnh đạo của những nhà lãnh đạo chính là yếu tố giúp tạo ra những tăng trưởng vượt bậc và bùng nổ. Với tư duy của mỗi nhân sự như một nhà lãnh đạo sẽ tạo ra được sự tăng trưởng bùng nổ cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
Nguyên tắc 21: Luật di sản
Việc trao giá trị cho chính là bản chất của luật di sản. Người lãnh đạo thành công chính là người lãnh đạo tạo ra nhà lãnh đạo khác. Những tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới, có lịch sử lâu đời là minh chứng rõ nhất cho luật di sản. Khi người lãnh đạo ra đi thì sẽ có những nhà lãnh đạo khác tiếp tục sự nghiệp của họ.
Nắm vững các nguyên tắc để đột phá năng lực lãnh đạo
Nhìn lại 21 nguyên tắc vừa rồi, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy thật nhiều nguyên tắc phải không? Và nguyên tắc nào cũng thực sự quan trọng và cần thiết. Muốn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, không có con đường nào ngoài sự nỗ lực và rèn luyện.
Bạn còn nhớ luật ưu tiên ở trên chứ, vậy ngay lúc này, không gì ngoài việc bạn hãy lựa chọn những nguyên tắc phù hợp và cần thiết nhất ở thời điểm hiện tại, ưu tiên rèn luyện nó trước.
Nếu hành trình của bạn có đôi lúc khó khăn và cần người đồng hành, dẫn dắt. Chuyên gia Harry Trịnh sẽ là người bạn hoàn toàn có thể tin cậy vì ông không những là một chuyên gia trong lĩnh vực huấn luyện và phát triển con người mà còn là một doanh nhân có nhiều năm kinh nghiệm.
Lời kết
Tin rằng nếu bạn nằm lòng 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc. Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo về chủ đề lãnh đạo bạn nhé!
Xem thêm: 14 kỹ năng lãnh đạo hiệu quả nhất – Cách rèn luyện