Nhà lãnh đạo toàn diện là nhà người lãnh đạo hài hòa được 3 chân kiềng lãnh đạo: lãnh đạo bản thân, lãnh đạo đội ngũ, lãnh đạo doanh nghiệp trong cuộc sống của mình.
Tại sao nhà lãnh đạo cần phải trở thành nhà lãnh đạo toàn diện?
Vì chỉ khi có đủ ba chân kiềng này, nhà lãnh đạo mới thực sự là người thành công trong sự nghiệp và cuộc đời của mình, thiếu vắng đi một trong ba chân kiềng, nhà lãnh đạo sẽ phải trả những giá rất đắt không đáng có.
Ba chân kiềng này có đặc điểm riêng, tương đối độc lập với nhau, nhưng khôn tách rời nhau. Mỗi chân kiềng đều tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng sâu sắc đến nhau. Một nhà lãnh đạo sở hữu ba chân kiềng này sẽ có hiệu quả lãnh đạo tăng theo cấp số nhân.
Môi trường kinh doanh đang biến động khó lường, người lãnh đạo sở hữu được ba chân kiềng này sẽ chủ động, linh hoạt, thích ứng với bối cảnh, lãnh đạo doanh nghiệp, đội ngũ và bản thân vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu lớn. Thiếu một trong ba chân kiềng này, nhà lãnh đạo có thể đạt kết quả ở một thời điểm nhất định, nhưng không đảm bảo yếu tố thành công trong dài hạn.
Giải pháp phát triển lãnh đạo toàn diện tập trung để phát triển lãnh đạo theo mô hình ba chân kiềng này, hướng học viên phát triển thành nhà lãnh đạo toàn diện, xuất sắc, bền vững.
🡇 XEM VIDEO PHÂN TÍCH 3 CHÂN KIỀNG LÃNH ĐẠO BẰNG TƯ DUY HỆ THỐNG 🡇
Chân kiềng lãnh đạo thứ nhất: Lãnh đạo bản thân
Nhà lãnh đạo không lãnh đạo được bản thân mình, sẽ khó lãnh đạo đội ngũ và tổ chức phát triển đột phá, bền vững. Những người lãnh đạo cho dù trong một thời điểm đã tạo ra những thành quả nhất định, nhưng vì thiếu lãnh đạo bản thân đã phải trả cái giá rất đắt, ảnh hưởng đến toàn bộ đội ngũ và tổ chức, thậm chí có thể phá hủy nó.
Lãnh đạo bản thân là một năng lực quan trọng – bắt buộc của một nhà lãnh đạo, nên được coi là chân kiềng lãnh đạo đầu tiên. Muốn lãnh đạo được người khác, nhà lãnh đạo phải là một tấm gương sáng về lãnh đạo chính bản thân mình.
Năng lực lãnh đạo bản thân được chia thành 5 trụ cột và 21 chiến lược tương ứng:
Trụ cột 1: Nhận thức
Để lãnh đạo được bản thân, chúng ta cần nhận thức đúng, đủ về con người hiện tại của mình: Sức khỏe, thể trạng, những giá trị sống điển hình, triết lý sống, năng lực cốt lõi, đặc điểm về tính cách thiên bẩm; đồng thời hiểu về con người mình thực sự mong muốn trở thành, xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu cuộc đời.
Trụ cột 2 Làm chủ
Người lãnh đạo bản thân là người có thể làm chủ được cảm xúc, ý nghĩ, ngôn từ, hành vi, là người có thể tự truyền cảm hứng và tạo động lực cho bản thân.
Trụ cột 3 Quản trị
Là quá trình quản trị cuộc đời, xác định và tập trung vào những điều quan trọng nhất cần làm, là kỹ năng lựa chọn và ra quyết định, là quản trị được năng lượng bản thân, thời gian và mối quan hệ.
Trụ cột 4 Rèn giũa
Là quá trình tự rèn giũa chính mình, luôn tự tin, can đảm, kiên cường trong cuộc sống, luôn sẵn sàng học hỏi và thay đổi để thích ứng, biết cách xây dựng thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu, xác định những nguyên tắc sống cho bản thân và kỷ luật bản thân.
Trụ cột 5 Thăng bằng
Để lãnh đạo được bản thân, chúng ta cần luôn giữ được sự thăng bằng, cần quan tâm nuôi dưỡng đồng thời bốn trụ cột sức khỏe bao gồm: Thể chất, tinh thần, tâm hồn và trí tuệ; cần thăng bằng giữa công việc, gia đình và bản thân.
Nếu trụ cột cốt lõi Nhận thức yếu thì khả năng lãnh đạo bản thân của bạn sẽ yếu, nếu một trong bốn trụ cột còn lại yếu, thì khả năng lãnh đạo bản thân của bạn cũng bị ảnh hưởng lớn. Các trụ cột này vừa có tính độc lập, vừa có tính tác động tương hỗ rất cao.
Năm trụ cột này được chia làm 21 chiến lược lãnh đạo bản thân cụ thể theo bảng dưới đây:
21 chiến lược này mang tính độc lập tương đối, nhưng có liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Khi học và rèn được đồng thời các chiến lược này, hiệu quả mang lại từ lãnh đạo bản thân sẽ tăng theo cấp số nhân.
Các bạn vui lòng tham khảo sách “21 chiến lược lãnh đạo bản thân dành cho doanh nhân” – tác giả Harry Trịnh hoặc xem Podcast TẠI ĐÂY!
Xem thêm: Webinar Lãnh Đạo Bản Thân
Chân kiềng lãnh đạo thứ hai: Lãnh đạo đội ngũ
Lãnh đạo đội ngũ là chân kiềng lãnh đạo thứ hai, rất quan trọng của nhà lãnh đạo toàn diện. Bạn không thể trở thành nhà lãnh đạo nếu xa rời hoặc không lãnh đạo được đội ngũ của mình.
Nhà lãnh đạo không thể thực hiện được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu MỘT MÌNH, vì thế họ cần lãnh đạo ĐỘI NGŨ để hiện thực hóa.
Hiểu về lãnh đạo đội ngũ
- Lãnh đạo đội ngũ là thuật tạo ảnh hưởng, dẫn dắt đội ngũ đi theo một con đường nhằm thực hiện một tầm nhìn hay mục tiêu nào đó.
- Có nhiều cách tạo ảnh hưởng như: Ảnh hưởng bằng quyền lực, bằng quyền lợi, bằng xây dựng mối quan hệ, bằng thành quả, bằng hỗ trợ, bằng đào tạo phát triển, bằng lý tưởng và tầm nhìn, bằng nhân cách…
- Bản chất của lãnh đạo đội ngũ là tạo sự đồng thuận, hợp tác.
- Mục đích của lãnh đạo đội ngũ: Dẫn dắt sự thay đổi để cùng nhau thực hiện mục tiêu, tạo ra những thành quả cho tổ chức.
>>> Xem thêm: Tại sao phải lãnh đạo đội ngũ
Lãnh đạo đội ngũ là làm những gì?
Có 8 công việc chính của một nhà lãnh đạo phải làm khi lãnh đạo đội ngũ:
- Tổ chức, sắp xếp đội ngũ, tạo ra một hệ thống đồng bộ, hợp lý
- Tạo dựng niềm tin, sự yêu mến, quí trọng
- Xây dựng mối quan hệ, giao tiếp hiệu quả, hợp tác làm việc
- Xây dựng lộ trình phát triển cho nhân sự
- Đào tạo nhân sự
- Truyền cảm hứng, tạo động lực
- Khai mở nhân sự
- Dẫn dắt sự thay đổi cho nhân sự
- Đây chính là hành trình lãnh đạo đội ngũ
>>> Xem thêm: Vai Trò Của Nhà Lãnh Đạo Trong Doanh Nghiệp, Đội Ngũ
Những năng lực cốt lõi trong lãnh đạo đội ngũ
Với 8 công việc chính của một nhà lãnh đạo với đội ngũ, chúng tôi nhận thấy có 8 năng lực tương ứng mà nhà lãnh đạo cần HỌC & RÈN theo bảng phía dưới.
Nhà lãnh đạo được tạo ra chứ không phải được sinh ra. Việc phát triển năng lực lãnh đạo chỉ có thể Học, Rèn thông qua tích hợp vào công việc một cách thường xuyên.
Xem thêm: Webinar Lãnh đạo đội ngũ
Chân kiềng lãnh đạo thứ ba: Lãnh đạo doanh nghiệp
Điều cốt lõi của một nhà lãnh đạo là phải tạo ra thành quả cho chính doanh nghiệp của mình. Nếu không tạo ra được thành quả, không phát triển được doanh nghiệp, thì nhà lãnh đạo không hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình.
Thành quả mà nhà lãnh đạo tạo ra cho doanh nghiệp của mình phản ánh mức độ thành công của nhà lãnh đạo: Xuất sắc, Đủ tốt hay là Tồi. Đây cũng là trăn trở lớn nhất, là trách nhiệm nặng nề nhất của bất cứ ai gánh vác vai trò lãnh đạo. Do đó, lãnh đạo doanh nghiệp chính là chân kiềng lãnh đạo thứ ba mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần có.
Hiểu về lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo doanh nghiệp là việc người lãnh đạo tạo ra tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược, mục tiêu dài hạn và sử dụng tư duy, trí tuệ, các nguồn lực… một cách hợp lý, hiệu quả để thực hiện hóa nó.
Đây là trách nhiệm và vai trò quan trọng nhất của nhà lãnh đạo.
>>> Xem thêm: Tại sao phải lãnh đạo đội ngũ
Những công việc chính của nhà lãnh đạo khi lãnh đạo doanh nghiệp
- Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
- Xây dựng và cài đặt văn hóa doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược, sách lược phát triển
- Xây dựng mô hình kinh doanh, hệ thống qui trình quản trị, quản lý
- Xây dựng mục tiêu dài hạn và chiến lược thực hiện
- Quản trị đảm bảo sự thực thi và đạt được kết quả
- Dẫn dắt sự thay đổi, thích ứng cho doanh nghiệp
Những năng lực cốt lõi nhà lãnh đạo cần phát triển để lãnh đạo doanh nghiệp
Có 7 năng lực cốt lõi của nhà lãnh đạo khi lãnh đạo doanh nghiệp là:
- Năng lực nhân cách
- Năng lực tư duy hệ thống
- Xây dựng mục tiêu thách thức, khả thi
- Tập trung vào kết quả
- Phân tích và giải quyết vấn đề
- Sáng tạo đổi mới
- Năng lực thích ứng
Xem thêm: Webinar Lãnh đạo doanh nghiệp