Có 5 trụ cột lãnh đạo bản thân chính mà bạn phải khắc ghi trong cuộc đời mình đó là: Nhận thức, Làm chủ, Quản trị, Rèn giũa và Thăng bằng.
Trụ cột lãnh đạo bản thân thứ nhất: Nhận thức bản thân
“Nhận thức” được hình thành từ rất nhiều yếu tố như: tri thức, sự quan sát sự vật, hiện tượng, kinh nghiệm, sự đánh giá…Trong “Lãnh đạo bản thân” sự tự nhận thức bản thân đóng vai trò trung tâm, là cốt lõi để bạn đưa ra quyết định, tác động lên các trụ cột lãnh đạo bản thân khác. Chúng ta cần nhận thức đúng, đủ về con người hiện tại của mình: Sức khỏe, thể trạng, những giá trị sống điển hình, triết lý sống, năng lực cốt lõi, đặc điểm về tính cách thiên bẩm; đồng thời hiểu về con người mình thực sự mong muốn trở thành, xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu cuộc đời .
Tự nhận thức đúng về bản thân và nhận thức về cuộc sống, bối cảnh xung quanh chính là cơ sở, nền tảng lý luận để giúp bạn đến với trụ cột lãnh đạo bản thân thứ 2 mang tên “Làm chủ”.
Trụ cột lãnh đạo bản thân thứ hai: Làm chủ bản thân
Làm chủ bản thân hoàn toàn mang đến cho bạn một tư duy thông suốt, một sự đồng nhất từ cảm xúc, ý nghĩ, ngôn từ cho đến hành vi. Bạn hoàn toàn chủ động trên hành trình của mình, biết cách tự truyền cảm hứng, tự tạo động lực cho bản thân không ngừng phát triển.
Lúc này bạn hãy hình dung mình một Runner, khi xây dựng thành công cho mình 2 trụ cột “nhận thức” và “làm chủ” tức là bạn đã đầy đủ trang bị để chinh phục chặng đường phía trước. Bạn có một trí lực sung mãn, một bộ race-kit đầy đủ, bạn sẵn sàng để bắt đầu. Nhưng hãy nhớ rằng những gì bạn có hoàn toàn tồn tại dưới dạng nội lực, còn khi bắt đầu vào đường chạy, bạn phải biến nội lực đó thành hành động, kiểm soát và phân phối mọi thứ một cách khoa học và hợp lý. Đấy chính là lý do vì sao phải có trụ cột lãnh đạo bản thân thứ 3 mang tên “Quản trị”.
Trụ cột lãnh đạo bản thân thứ ba: Quản trị
Nếu như các trụ cột lãnh đạo bản thân trước là dạng tĩnh thì “Quản trị” lại là động, bạn phải hành động, phải đưa ra quyết định, bạn phải xây dựng quy trình cho chính cuộc sống của mình. Lấy những giá trị cốt lõi, chuẩn mực đạo đức bản thân đặt ở vị trí trung tâm, bạn bắt đầu đưa ra quyết định rằng đâu là mục tiêu quan trọng nhất, đường đi và những điều cần thiết để có thể đạt được mục tiêu đó, phân bổ nguồn lực, năng lượng như thế nào để tối ưu trên con đường chinh phục mục tiêu…
Với sự vận động không ngừng của xã hội, chúng ta ngày càng phải đối mặt với nhiều sự thay đổi, có những bối cảnh, sự vật, hiện tượng chưa từng hiện hữu trong lịch sử thế giới, quốc gia, địa phương. Mối quan hệ giữa người với người cũng trên nên phức tạp hơn khi bị chi phối bởi ngày càng nhiều khía cạnh cuộc sống.
Điều này khiến cho trụ cột “quản trị” mà bạn vừa xây dựng có phần lung lay, bạn không thể quản trị tốt khi không nắm bắt, thích nghi được sự thay đổi của bối cảnh (change management), và để làm được điều đó thì không có cách gì tốt hơn việc bạn phải luôn luôn tốt hơn mỗi ngày, phải biết cách xây dựng cho mình trụ cột lãnh đạo bản thân thứ tư mang tên “Rèn giũa”.
Trụ cột lãnh đạo bản thân thứ tư: Rèn giũa
Rèn giũa là quá trình tự nâng cấp chính mình, luôn tự tin, can đảm, kiên cường trong cuộc sống, luôn sẵn sàng học hỏi và thay đổi để thích ứng, biết cách xây dựng thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu, xác định những nguyên tắc sống và kỷ luật cho bản thân.
Bạn thấy đấy, “Lãnh đạo bản thân” có sức mạnh tuyệt vời nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố để có thể thành công – “You get what you pay for”. Sự phân phối trí lực của bạn rất quan trọng trên hành trình đó, chúng ta khao khát mục tiêu, quyết tâm thực hiện mục tiêu nhưng đôi khi ý chí không quyết định thành công của hành động. Đó chính là lúc chúng ta cảm thấy “mất thăng bằng”.
>>> Xem thêm: Dấu Hiệu Một Nhà Lãnh Đạo Thiếu Lãnh Đạo Bản Thân
Trụ cột lãnh đạo bản thân thứ năm: Thăng bằng
Hãy lấy một ví dụ cụ thể trên cơ sở nguyên lý thùng gỗ. Thùng gỗ ở đây là chính bạn, và mục tiêu của bạn là đựng nhiều nhất có thể. Thùng gỗ có thể chứa được bao nhiêu nước không quyết định bởi thanh gỗ dài nhất mà quyết định bởi thanh gỗ ngắn nhất.
Nói cách khác, bạn chỉ tối ưu mục tiêu của mình khi các thanh gỗ này được cân bằng, việc thiếu cân bằng không chỉ làm kém khả năng chứa nước của thùng mà còn làm lãng phí độ dài của các thanh gỗ khác. Trên thực tế đó chính là việc bạn không thể tối ưu khả năng của bản thân, khi mà một hoặc một vài yếu tố tạo nên con người bạn bị suy yếu.
Các thanh gỗ trong ví dụ trên ở đây có thể là các yếu tố nội tại như thể chất, tinh thần, tâm hồn, trí tuệ, cũng có thể là các yếu tố ngoại vi như gia đình, môi trường, công việc, bạn bè…Nghệ thuật “Lãnh đạo bản thân” nằm ở chỗ bạn sẽ luôn nỗ lực để giữ các thành tố đó ở trạng thái cân bằng tốt nhất, giúp cho bạn tối ưu hóa mọi nguồn lực của bản thân, vững vàng và thuận lợi để chinh phục mục tiêu .
Tư duy rộng hơn sự cân bằng đó cũng đặc biệt cần thiết cho cả 5 trụ cột lãnh đạo bản thân được nhắc đến ở trên. Chỉ cần một trong các trụ cột yếu thì khả năng lãnh đạo bản thân của bạn đều bị suy giảm. Các trụ cột này vừa có tính độc lập, vừa có tính tác động tương hỗ rất cao.
Để dễ dàng hình dung, tôi đã thể hiện 5 trụ cột và 21 chiến lược lãnh đạo bản thân nêu trên cụ thể theo bảng dưới đây:
Lời kết
Có vĩ mô quá không khi chúng ta gọi các cách thức, phương pháp nêu trên là chiến lược. Cũng không hẳn, bởi vì để có thể “lãnh đạo bản thân” thành công, bạn phải thấu hiểu, duy trì chúng trong suốt cuộc đời. Và mỗi một trong số chúng đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên con đường dẫn đến thành công của chính bạn thân bạn. Rất và rất nhiều điều chúng ta cần phải làm khi đồng hành nhau trên con đường này, nhưng “cách bạn làm một việc là cách bạn làm mọi việc”, vậy nên hãy chỉnh chu, nghiêm túc từ những điều nhỏ bé nhất.
ĐẶT MUA SÁCH “21 CHIẾN LƯỢC LÃNH ĐẠO BẢN THÂN DÀNH CHO DOANH NHÂN”