Môi trường làm việc công bằng sẽ càng củng cố mong muốn của những nhân viên thực sự mong muốn đi “đường dài” với doanh nghiệp. Nơi họ sẽ nhận được những thành quả xứng đáng với những gì họ cống hiến cho doanh nghiệp.
Nhưng thực tế, thước đo của “công bằng” đối với mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên trong đó vẫn sẽ có một số những câu hỏi thường gặp nhất khi nhân viên không còn cảm thấy môi trường làm việc tốt hay công bằng.
Dựa vào các chia sẻ của Mr. Harry Trịnh – chuyên gia huấn luyện và phát triển con người với kinh nghiệm huấn luyện và đồng hành với hơn 3000 học viên là doanh nhân, lãnh đạo, doanh chủ, CEO các tập đoàn trên khắp cả nước. True Success sẽ đưa ra cách giúp lãnh đạo tìm ra câu trả lời thỏa đáng để giải quyết các câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Môi trường làm việc thiếu công bằng gây ra những hậu quả nào?
Làm giảm năng suất làm việc của nhân sự
Môi trường thiếu sự công bằng sẽ khiến nhân sự cảm thấy công sức làm việc của họ chưa chắc đã được người lãnh đạo ghi nhận đúng theo những gì họ cống hiến. Vì vậy về lâu dài, nhân sự sẽ ngày càng chán nản, không còn hào hứng đón nhận nhiệm vụ và né tránh các thách thức.
Bên cạnh đó, khi nhân viên cảm thấy vị trí của mình không được coi trọng, lãnh đạo có sự thiên vị sẽ khiến hiệu quả quá trình giao tiếp, tương tác trong môi trường làm việc giảm đi rất nhiều. nhân viên không cảm thấy “tiếng nói” của bản thân quá nhỏ chắc chắn sẽ không có động lực để thể hiện năng lực của mình.
Môi trường làm việc thiếu công bằng làm tăng nguy cơ nhân sự rời đi
Môi trường làm việc thiếu công bằng khiến nhân viên nhanh chóng chán nản vì dù nỗ lực đến đâu, cống hiến đến đâu, họ cũng sẽ chẳng thể bằng những người được lãnh đạo “ưu ái”. Khi sự cố gắng không mang lại kết quả hay phản ứng như kỳ vọng thì dù mức lương có cao đi chăng nữa, nhân viên cũng sẽ không muốn làm “người vô hình” trong doanh nghiệp đó.
Làm giảm hiệu quả tuyển dụng
Trải nghiệm của nhân viên là minh chứng thực tế và chính xác nhất về việc môi trường làm việc lý tưởng và công bằng hay không cũng như doanh nghiệp có đáng để ứng tuyển và cống hiến hay không.
Đặc biệt, với thế hệ lao động vàng là gen Z hiện nay thì điều này lại càng quan trọng. Bên cạnh các yếu tố về lương thưởng, chính sách đãi ngộ… thì một môi trường với cơ hội thể hiện năng lực bản thân và thăng tiến công bằng sẽ quyết định phần lớn trong việc tạo ra ưu thế để tăng khả năng thu hút nhân tài cho doanh nghiệp.
Môi trường làm việc – 04 cách xây dựng sự công bằng, lý tưởng
Tại sao tôi không biết thông tin này?
Điều cơ bản nhất của một môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng là mọi nhân sự đều được cung cấp đầy đủ thông tin đồng bộ và cần thiết. Điều này cần phải được đảm bảo ngay cả với thực tập sinh hoặc nhân viên thử việc, mọi thông tin về hợp đồng, hồ sơ cá nhân liên quan… cho đến nội quy, quy định, chính sách của công ty đều phải minh bạch và không dấu diếm.
Tất cả các nhiệm vụ, công việc ở các phòng ban đòi hỏi sự hợp tác cũng nên được công khai để đảm bảo không có sự bất đồng, ganh tị trong quá trình làm việc. Là một lãnh đạo, bạn cần khéo léo và tinh tế trong việc truyền đạt thông tin, hãy cho họ cảm thấy rằng: Họ được nhận lượng thông tin như tất cả những người cùng cấp.
Tại sao tôi không có quyền lợi này trong môi trường làm việc của mình?
Mọi nhân viên đều muốn nhận được những chính sách đãi ngộ như nhau. Tuy nhiên, để tối ưu chi phí vận hành, hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ có những điều khoản hỗ trợ tương ứng với từng phân khúc nhân sự cũng như vấn đề cụ thể. Điều lãnh đạo cần phải làm là cho nhân viên một lời giải thích hợp lý cho câu hỏi: “Tại sao tôi không có quyền lợi này?”
Tìm hiểu ngay: Ngăn chặn trào lưu âm thầm nghỉ việc của nhân viên
Lúc này, bạn có thể nói rõ 3 yếu tố:
- Lý do bạn hạn chế đối tượng cung cấp quyền lợi đó, điểm khác biệt giữa các nhóm đối tượng và lợi ích của nó đối với tổ chức.
- Mặc dù không nhận được quyền lợi đó nhưng bù lại, mỗi phân khúc nhân viên sẽ được hưởng những quyền lợi khác với lợi ích tương tự.
- Vấn đề xảy ra là điều không ai mong muốn. Vì vậy, lãnh đạo cần nhân viên thông cảm và chia sẻ để duy trì văn hóa doanh nghiệp chung.
Tại sao tôi không được thăng chức?
Thực tế, không phải nhân sự nào cũng sẽ hỏi thẳng trực tiếp câu hỏi này. Tuy nhiên, người lãnh đạo cần phải thực sự tinh ý trong việc quan sát để giải quyết kịp thời các khúc mắc, vì hầu hết những nhân sự thắc mắc vấn đề này thường là người có năng lực cao hoặc có thâm niên gắn bó lâu năm với công ty, hoặc cả hai.
Muốn có một lời giải thích thỏa đáng, ngay từ quy trình khen thưởng của công ty đã phải thể hiện cho họ sự công bằng:
- Lãnh đạo cần cho họ thấy mục tiêu và khả năng đạt được của họ là như nhau.
- Lãnh đạo cần phân công nhiệm vụ công bằng và phù hợp với tất cả nhân viên
- Lãnh đạo cần công khai cụ thể những tiêu chí đánh giá ngay từ đầu
Càng thể hiện được sự công bằng, lãnh đạo càng thúc đẩy tính “cạnh tranh tích cực” trong mỗi nhân viên mà không làm xấu đi các mối quan hệ đồng nghiệp trước đó.
Tại sao ý kiến của tôi lại không được chấp nhận?
Câu hỏi này thường xuất phát từ những nhân viên có năng lực và cá tính. Họ không ngại thể hiện các ý kiến, quan điểm cá nhân đóng góp vào quá trình hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, có thể nói đây là những nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể bứt phá nếu lãnh đạo biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực cho họ.
Cụ thể, trong các cuộc họp, lãnh đạo hãy thể hiện sự tôn trọng bằng cách lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên và để họ có thời gian trao đổi, tranh luận với nhau. Môi trường làm việc cởi mở nhưng cần có khuôn khổ dưới sự điều hành. Tránh tác động xấu tới mối quan hệ đồng nghiệp.
Trong trường hợp nhân sự không thể thống nhất với nhau hoặc phản đối ý kiến lãnh đạo chốt cuối cùng, lãnh đạo cần giải thích và thuyết phục một cách có căn cứ dựa vào kinh nghiệm và năng lực quản trị của bản thân: Tại sao lại lựa chọn phương án này thay vì ý kiến của nhân viên đó?
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đã được các doanh nghiệp áp dụng thành công trong việc truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân sự.
Xem ngay trong webinar ONLINE MIỄN PHÍ tại đây
Lời kết
Môi trường làm việc tốt, nhân viên của bạn có thể đọc được nó trong rất nhiều văn bản của công ty, từ tin tuyển dụng đến quy định văn hóa doanh nghiệp với 2 từ “công bằng”. Nhưng sự công bằng mà họ nhận được trên thực tế mới quyết định mức độ trung thành của họ.
Hy vọng những chia sẻ của True Success sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững!