Trào lưu âm thầm nghỉ việc – Quiet quitting bắt đầu nổi lên và dần trở nên phổ biến tại các doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19. Biểu hiện của nhân sự lựa chọn làm việc theo trào lưu này rất đa dạng. Nếu những người lãnh đạo không kịp thời tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa nội bộ và sự phát triển doanh nghiệp.
Trong bài viết dưới đây, True success sẽ mang đến một số thông tin cơ bản và các giải pháp cụ thể để doanh nghiệp có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng này.
Trào lưu âm thầm nghỉ việc – Quiet quitting là gì?
Trước tiên, ta cần hiểu Quiet quitting là gì? Theo các con số từ báo cáo của Gallup, mức độ stress của nhân sự trong công việc trên toàn thế giới đã gia tăng mức cao kỷ lục. Đạt mức 44 điểm vào năm 2021 so với mức 33 điểm năm 2014.
Theo định nghĩa của The Guardian: “Trào lưu âm thầm nghỉ việc – Quiet Quitting, là thuật ngữ mô tả tình trạng nhân sự chỉ làm đủ việc rồi về, không tham gia hoạt động của công ty, ngắt kết nối với đồng nghiệp sau giờ làm”.
Nguyên nhân dẫn đến trào lưu âm thầm nghỉ việc của nhân viên
Có nhiều luồng ý kiến xoay quanh việc xác định ai là “thủ phạm” và ai là “nạn nhân”. Trong khi doanh nghiệp trách nhân viên làm như vậy là thiếu chuyên nghiệp thì nhân viên lại đổ lỗi cho do công ty đã vắt quá nhiều sức lực của họ. Nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy rằng hai bên đều có lý. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến dưới đây:
Không cân bằng được công việc và cuộc sống
Nhiều nhân sự không thể cân đối giữa thời gian làm việc và thời gian cho cuộc sống cá nhân. Cụ thể, họ cảm thấy công việc chiếm quá nhiều thời gian trong ngày khiến việc chăm sóc gia đình, bản thân, các mối quan hệ khác bị ảnh hưởng. Và để có thể dành nhiều thời gian cho bản thân, họ lựa chọn làm việc theo trào lưu Quiet quitting. Điều này thường xuất phát từ việc họ chưa thực sự biết quản lý thời gian một cách hiệu quả.
Không có cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa
Trào lưu Quiet quitting có thể diễn ra ở các nhân sự làm việc nhưng không nắm rõ tầm nhìn, sứ mệnh cũng như mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến họ không thực sự hiểu ý nghĩa của công việc mình đang làm, dẫn đến họ không có động lực để chủ động tìm hiểu để xây dựng doanh nghiệp.
Xu hướng Quiet quitting cũng xuất hiện cả ở những nhân sự có thâm niên lâu năm. Sau khoảng thời gian dài cống hiến, họ dần cảm thấy nhàm chán với những công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày. Điều này khiến những nhiệt huyết và năng lượng ban đầu của họ dần biến mất.
Không kết nối, hòa nhập được với môi trường làm việc
Một tập thể với nhiều tính cách khác nhau sẽ không tránh khỏi nảy sinh những vấn đề bất đồng giữa đồng nghiệp với nhau hoặc giữa nhân viên với cấp trên. Thông thường nếu gặp phải tình trạng này, nhân viên sẽ lựa chọn im lặng và chịu đựng thay vì chủ động nói ra để tháo gỡ khúc mắc.
Dần dần, việc họ lựa chọn trào lưu Quiet quitting là tất yếu. Lý do của điều này chủ yếu do nhân sự không cảm thấy môi trường làm việc không đủ an toàn để chia sẻ, hoặc họ từng có trải nghiệm xấu tương tự trong quá khứ khiến họ cho rằng việc trao đổi cũng sẽ không thể giải quyết được vấn đề.
Cảm thấy giá trị nhận được từ doanh nghiệp không xứng đáng với công sức bỏ ra
Nhiều nhân sự cảm thấy bản thân cống hiến rất nhiều cho doanh nghiệp nhưng những điều nhận được lại không xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Đó có thể là mức lương, thưởng và chế độ đãi ngộ không công bằng khi không đánh giá đúng năng lực, trình độ cũng như mức độ đóng góp của họ; Quản lý chỉ chú ý những tiểu tiết thay vì ghi nhận những kết quả tích cực nhân viên đạt được; Lãnh đạo không thường xuyên khen thưởng kịp thời để khích lệ họ tiếp tục cố gắng…
Khi nhân sự không cảm nhận được sự tôn trọng của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những nhân sự có năng lực tốt sẽ lựa chọn làm việc theo trào lưu Quiet quitting.
Tìm hiểu thêm: 04 tiêu chí cốt lõi Đánh giá chất lượng làm việc của nhân viên
Trong khi các nguyên nhân khách quan chủ yếu do tính cách, trải nhiệm cá nhân của mỗi nhân viên thì những nguyên nhân chủ quan hầu như đều xuất phát từ việc lãnh đạo không biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực thúc đẩy nhân viên chủ động tự nguyện làm việc.
Giải pháp ngăn chặn trào lưu âm thầm nghỉ việc của nhân viên
Tôn trọng sự tự nguyện thay vì cố gắng ép buộc
Đối với các hoạt động tập thể, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét để xây dựng văn hóa nội bộ phù hợp, vì nếu muốn tạo niềm vui thì chắc chắn phải cần có yếu tố tự nguyện. Đừng khiến nhân viên cảm thấy bị bắt ép và mệt mỏi khi phải cố gắng quá nhiều.
Đồng bộ mục tiêu cá nhân với mục tiêu doanh nghiệp
Bên cạnh việc vạch ra một lộ trình phát triển minh bạch, người lãnh đạo còn cần phải truyền cảm hứng cho nhân viên đồng bộ mục tiêu cá nhân và mục tiêu doanh nghiệp, cho nhân viên thấy được vai trò của họ đối với sự phát triển chung và điều họ chắc chắn sẽ đạt được nếu họ nỗ lực hết mình trong công việc.
Lãnh đạo phải thấu hiểu nhân viên
Thực chất, lãnh đạo sẽ cần phải nhạy bén và khéo léo để thấu hiểu nhân viên của mình. Vì Quiet quitting này là hệ quả của một thời gian dài nhân viên bị bế tắc nên doanh nghiệp sẽ cần có một chiến lược huấn luyện và đào tạo bài bản và chuyên nghiệp ngay từ đầu.
Ngoài ra, người lãnh đạo cũng cần tăng việc quan sát và lắng nghe để thấu hiểu nhân viên của mình, đồng hành cùng họ giải quyết các khó khăn ngay cả trong cuộc sống cá nhân. Từ đó mới có thể tạo ra một môi trường thân thiện, cởi mở và gắn kết với nhau.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đã được các doanh nghiệp áp dụng thành công trong việc truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân sự trong webinar ONLINE MIỄN PHÍ ngay phía dưới.
Lời kết về trào lưu âm thầm nghỉ việc
Trào lưu Quiet quitting – Âm thầm nghỉ việc đang ngày càng phổ biến hiện nay khiến các nhà lãnh đạo phải đau đầu. Tuy nó có thể không tác động quá nhiều đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và bứt phá. Hy vọng những chia sẻ của True Success trong bài viết này có thể giúp doanh nghiệp của các bạn phát triển nhanh chóng và bền vững!