Phong cách lãnh đạo chuyển đổi đang dần trở thành xu thế có của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới. Quay trở lại Việt Nam, một số nghiên cứu áp dụng phong cách này trong doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo nên hiệu ứng tích cực cho doanh nghiệp.
Lý thuyết của Bass về phong cách lãnh đạo chuyển đổi
Trong tiếng Anh, phong cách lãnh đạo chuyển đổi là Transformational Leadership. Theo lý thuyết của Bass (1985) đã đưa ra định nghĩa cho phong cách này như sau: Phong cách lãnh đạo chuyển đổi là phong cách mà ở đó nhà lãnh đạo sẽ tạo ảnh hưởng của mình với nhân sự qua hệ thống những phẩm chất, hành vi, truyền động lực, cảm hứng, kích thích trí tuệ và sáng tạo.
Từ phong cách lãnh đạo này mà nhân sự cảm thấy được sự quan tâm, truyền lửa và phát huy tối đa khả năng bên trong mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho các mục tiêu doanh nghiệp.
Với lý thuyết của Bass, ông kế thừa nghiên cứu của Burns để đưa ra 5 yếu tố trong phong cách lãnh đạo chuyển đổi: Phẩm chất, hành vi, cảm hứng, kích thích trí tuệ và quan tâm tới cá nhân.
Nghiên cứu về ứng dụng phong cách lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội
Nghiên cứu về ứng dụng phong cách này tại Việt Nam đã được Ths. Nguyễn Ngọc Hưng (Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Thương Mại) thực hiện trên phạm vi 12 nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định tính. Về lý thuyết của nghiên cứu này, Ths. Nguyễn Ngọc Hưng đã kế thừa những giá trị trong lý thuyết của Burns và Bass (1985) về lãnh đạo chuyển đổi.
Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi tới kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Trong đó gồm có 5 giả thuyết được đề xuất ảnh hưởng tới kết quả mà nhân viên thực hiện công việc: Hình mẫu phẩm chất của nhà lãnh đạo, hành vi của nhà lãnh đạo, sự truyền cảm hứng tích cực, sự kích thích trí tuệ và sự quan tâm cá nhân.
Từ đó, tác giả đã tìm ra được các kết quả nghiên cứu sau:
Về hình mẫu phẩm chất của người lãnh đạo được hầu hết các nhà lãnh đạo đồng thuận. Họ cho rằng một nhà lãnh đạo cần có phẩm chất tốt, năng lực chính trực, tử tế và hành vi quyết đoán sẽ khiến nhân sự tôn trọng, nể phục và thực hiện theo.
11/12 nhà lãnh đạo cảm thấy để thực hiện được những mục tiêu của doanh nghiệp cần kiến tạo được tầm nhìn và tạo niềm tin cho nhân viên bằng cách truyền cảm hứng.
Hầu hết những lãnh đạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đều đồng thuận rằng việc kích thích trí tuệ và sự sáng tạo giúp nhân sự cảm thấy được trao quyền và chủ động trong việc giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
Từ đây, có thể thấy, phong cách lãnh đạo chuyển đổi đang tạo ảnh hưởng rất tích cực trong môi trường doanh nghiệp khi hầu hết các nhà lãnh đạo đều đồng thuận về các giả thuyết nghiên cứu này.
Ứng dụng phong cách lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
Dưới đây là một số cách mà nhà lãnh đạo có thể áp dụng phong cách này trong doanh nghiệp của mình:
Truyền cảm hứng
Đưa ra hình ảnh lôi cuốn về công việc
Việc truyền cảm hứng được thể hiện bằng cách thể hiện những sự lôi cuốn về công việc cho nhân sự. Không có một nhân sự nào lại muốn thực hiện những công việc nhàm chán, có tính chất lặp đi lặp lại quá lâu. Điều đó sẽ làm họ cảm thấy bí bách về công việc của mình, từ đó gia tăng khả năng nhảy việc rất lớn. Chính vì thế, ngay từ đầu hãy tạo ra sự hấp dẫn trong công việc của nhân sự.
Giúp người khác tìm thấy ý nghĩa công việc
Mỗi nhân sự đến với doanh nghiệp đều là một mắt xích quan trọng để thực hiện các công việc của doanh nghiệp. Cách một nhà lãnh đạo thể hiện được ý nghĩa của công việc mà nhân sự đang làm, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng. Mọi đóng góp của họ đều được tôn trọng. Từ đó, họ sẽ sẵn sàng làm việc một cách nỗ lực, tự nguyện hơn.
Lạc quan về tương lai của tổ chức
Không một nhân sự hay người lao động nào lại tham gia vào một tổ chức có các chính sách, tài chính hay tương lai doanh nghiệp có vấn đề. Điều đó tạo cho họ cảm giác thiếu an toàn. Hãy thể hiện sự lạc quan về tương lai của doanh nghiệp cho họ.
Tuy nhiên, cần lưu ý về việc lạc quan chứ không phải che giấu hay nói dối họ về doanh nghiệp, điều đó dễ khiến họ cảm thấy bị lừa dối, không muốn đồng hành cùng doanh nghiệp.
Nhân sự cảm thấy được tôn trọng
Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được tôn trọng, công nhận là nhu cầu bậc cao của con người, vì thế hãy tạo dựng một môi trường doanh nghiệp mà ở đó nhân sự cảm thấy được tôn trọng, đặc biệt là nhà lãnh đạo phải thể hiện được điều ấy cho nhân sự của mình thấy.
Sự tôn trọng của nhà lãnh đạo với nhân sự đó có thể đơn giản là một lời chào hỏi, một câu khen ngợi hay những cử chỉ đầy thiện ý.
Kích thích trí tuệ
Kích thích mọi người suy nghĩ về các vấn đề cũ theo cách nhìn mới
Việc kích thích trí tuệ này giúp nhân sự có thể tìm ra được nhiều phương pháp hơn trong cách làm việc, xử lý vấn đề. Những ý tưởng mà trước đây họ chưa bao giờ đặt vấn đề. Hãy để họ được tiếp cận vấn đề theo nhiều cách thức, góc nhìn khác nhau. Từ đó, có thể đa dạng được cách giải quyết vấn đề, chính nhân sự sẽ cảm thấy chủ động trong công việc của mình.
Cho nhân viên biết cần phải làm gì để được thưởng hoặc được ghi nhận
Nhân sự nào cũng rất mong muốn được ghi nhận những đóng góp của mình. Vì vậy hãy có những chính sách, quy định, quy chế nhất định để họ biết rằng họ làm gì thì sẽ được ghi nhận, được thưởng. Sự khen thưởng luôn tạo ra một năng lượng tích cực để nhân sự tiếp động lực làm việc.
Ghi nhận công lao hay thưởng cho nhân viên khi họ đạt thành tích, mục tiêu đề ra
Bên cạnh việc đưa ra những chính sách, quy định, quy chế thì việc bạn có thể ghi nhận công lao của hay thưởng cho nhân sự theo nhiều hình thức. Có thể đó là các chương trình vinh danh, trong các cuộc họp có thể nêu danh người có thành tích xuất sắc hoặc cân nhắc những người có năng lực lên một vị trí phù hợp hơn.
Quan tâm
Dành thời gian quan tâm, chỉ dẫn cho nhân viên
Dù là nhân viên mới hay cũ, những nhà lãnh đạo nên có thời gian để quan tâm, chỉ dẫn, hỏi han tình hình công việc của họ. Trong khoảng thời gian ấy, nhà lãnh đạo sẽ biết nhân sự gặp khó ở đâu, họ cần lời khuyên cho vấn đề của mình như thế nào?
Đặc biệt là những nhân sự mới, nhà lãnh đạo cũng cần có thời gian để hướng dẫn, giúp nhân sự nhanh chóng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp. Thêm vào đó, với nhân sự lâu năm, cũng cần dành thời gian để hỏi chuyện, tìm hiểu về những mong muốn, nguyện vọng của họ.
Thấu hiểu khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của các nhân viên
Một nhà lãnh đạo xuất sắc là một nhà lãnh đạo biết cách tìm hiểu, thấu hiểu, khai mở những tiềm năng, năng lực, nhu cầu của nhân sự.
Thấu hiểu nhân sự để đáp ứng được những mong muốn thầm kín nhất của họ, hiểu được những khó khăn, thử thách mà họ đang gặp phải, giúp họ phát huy được tối đa những tiềm năng của mình trong công việc cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất.
Quan tâm đến nhân viên không chỉ trong công việc
Thực tế, nhân sự có rất nhiều vấn đề trong cuộc sống cá nhân. Ở một vài thời điểm, họ có thể gặp những khó khăn nhất định trong cuộc sống gia đình, mối quan hệ hay vấn đề nào đó. Tuy nhiên, không phải can thiệp quá sâu vào cuộc sống cá nhân của họ. Đừng chỉ coi nhân sự như một nhân sự, hãy coi họ là những người bạn đồng hành, san sẻ với họ trong khả năng để họ có thể nhanh chóng lấy lại tinh thần, năng lượng.
Ảnh hưởng cá nhân
Tỏ ra hài lòng khi nhân viên hoàn thành công việc đúng theo tiêu chuẩn đề ra
Ảnh hưởng cá nhân của nhà lãnh đạo thực sự tạo ra hiệu quả rất lớn cho nhân sự. Để nhân sự cảm thấy được tin tưởng, hãy tỏ ra hài lòng khi nhân viên hoàn thành công việc theo đúng tiêu chuẩn đề ra.
Cho nhân viên biết những tiêu chuẩn mà họ cần biết để thực hiện công việc
Nhân sự có xu hướng mong muốn đáp ứng được những yêu cầu của cấp trên đề ra. Vậy hãy để cho họ biết những tiêu chuẩn mà họ cần biết để thực hiện tốt công việc của mình. Những tiêu chuẩn sẽ là thước đo rất tốt để họ bám vào đó để hoàn thành.
Lời kết
Phong cách lãnh đạo chuyển đổi thực sự mang lại hiệu quả cho nhân viên những kết quả tích cực. Chính phong cách này dựa trên việc truyền cảm hứng, tạo động lực cùng với đó là cách để họ cảm thấy được trao quyền và sáng tạo, chủ động trong công việc mà nhân sự cảm thấy thoải mái và phát huy được khả năng của mình.