Chúng ta đều đã nghe nhiều về tư duy phản biện, xem các chương trình phản biện từ nhiều nguồn thông tin… nhưng liệu bạn có thật sự biết cách làm thế nào để vận dụng nó vào quá trình quản trị doanh nghiệp hay chưa?
Trong bài viết dưới đây, True Success sẽ làm sáng tỏ các nội dung cụ thể về: Tư duy phản biện là gì, tầm quan trọng của tư duy phản biện và cách rèn luyện tư duy phản biện cho lãnh đạo.
Tư duy phản biện là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tư duy phản biện. Nhìn chung, hiểu một cách đơn giản: Tư duy phản biện (tiếng anh là critical thinking) là việc bạn luôn đặt ra câu hỏi về một vấn đề, nhận định.
Ví dụ: Trong một cuộc họp, nhân viên của bạn đưa ra một đề xuất giải quyết vấn đề. Khi bạn có tư duy phản biện, bạn sẽ không lập tức tán thành hay phản đối ý kiến ấy. Thay vào đó, bạn sẽ tự đặt câu hỏi cho bản thân hoặc với nhân viên như:
- Tại sao bạn lại nghĩ rằng phương án đó hiệu quả?
- Liệu bạn có đủ nguồn lực để thực hiện nó không?
- Liệu nó có thực sự phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp không?
- Trong trường hợp xảy ra phát sinh thì liệu có thể tiếp tục đạt được kết quả như kỳ vọng không?
Kỹ năng tư duy phản biện thể hiện ở việc bạn lên án, phán xét, cãi nhau hay chỉ trích sản phẩm của người khác. Bạn phải thật sự hiểu vấn đề, sau đó dựa vào góc nhìn khách quan và đa chiều để tập trung đánh giá nội dung cần xem xét.
Tầm quan trọng của tư duy phản biện
Kỹ năng tư duy phản biện có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển cá nhân và tổ chức. Đối với cá nhân, khi bạn có kỹ năng tư duy phản biện đồng nghĩa với việc bạn có suy nghĩ độc lập và không cần chờ đợi hay dựa dẫm vào gợi ý của bất kỳ ai để giải quyết một vấn đề.
Ví dụ như trong quá trình làm việc, bạn không phải chờ cấp trên hay đồng nghiệp hỗ trợ, “cầm tay chỉ việc”. Thay vào đó, bạn sẽ tự mình suy nghĩ bản thân nên làm như thế nào, cần nguồn lực gì để thực hiện những điều đó. Điều này giúp bạn không bị bó hẹp tư duy cũng như kìm hãm sự chủ động của bản thân.
Đặc biệt, kỹ năng tư duy phản biện của bạn có thể giúp tổ chức nhìn nhận các vấn đề dưới góc nhìn đa chiều hơn để tránh gặp phải sai lầm khi thực hiện. Cụ thể như: Khi tổ chức đưa ra một phương án đề xuất trong lĩnh vực bạn hiểu rõ hoặc vị trí bạn đảm nhận, bạn đã biết những khó khăn, rủi ro có thể gặp phải và nhận thấy phương án đó khó có thể đạt được như mục tiêu đặt ra, việc bạn kịp thời phản bác, phản hồi sẽ góp phần giảm bớt thiệt hại cho tổ chức.
Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho lãnh đạo
Trau dồi kiến thức và kỹ năng cá nhân
Lãnh đạo phải nhớ rằng: Kỹ năng tư duy phản biện là việc đặt những câu hỏi. Nhưng những câu hỏi phải có mục đích làm rõ nội dung phản biện để đưa ra được phương án tốt nhất. Vậy muốn đặt ra được câu hỏi đúng chất phản biện, bạn cần có sẵn một nền tảng kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực đó để có cơ sở để xem xét vấn đề. Những kiến thức, kỹ năng này có thể lấy từ các nguồn uy tín như sách, báo, tài liệu nghiên cứu… Từ đó, bạn có thể đảm bảo tính tin cậy và khách quan của các dữ liệu thông tin,
Bên cạnh đó, việc trau dồi kiến thức và kỹ năng cá nhân sẽ giúp bạn tăng sự tự tin. Điều này rất cần thiết vì ngay cả khi bạn nhận ra vấn đề nhưng không thể lý giải nó một cách hợp lý, sắc bén thì cũng quá trình giải quyết đề tìm ra phương án đúng cũng vẫn rất khó khăn. Đặc biệt khi là một lãnh đạo, những ý kiến bạn đưa ra càng cần phải chỉn chu và chính xác.
Tăng trải nghiệm bản thân
Lãnh đạo không có nghĩa là biết tất cả, sẽ có những lĩnh vực bạn không hiểu chuyên môn nhiều bằng nhân sự. Vậy làm thế nào để bạn có thể thể hiện kỹ năng tư duy phản biện của mình khi gặp những vấn đề không thuộc kiến thức, kỹ năng bản thân không nắm quá rõ? Câu trả lời là: Dựa vào trải nghiệm.
Trải nghiệm sẽ giúp lãnh đạo nhìn nhận vấn đề thực tế và sáng suốt hơn. Bạn sẽ thấy được những yếu tố nào có thể tác động vào vấn đề, từ đó nhìn ra được những lỗ hổng trong các phương án nhân sự đưa ra và phản biện để tìm ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Cởi mở trong tư duy
Lãnh đạo muốn rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cần phải bỏ qua suy nghĩ chủ quan và cởi mở trong tư duy của mình. Bạn cần nhớ rằng: Không phải ý kiến nào khác với ý kiến của mình thì sẽ là sai, bạn không thể phán xét thế giới quan của người khác hoặc cố gắng “vạch lá tìm sâu” để chứng minh rằng mình đúng.
Việc lãnh đạo đánh giá mọi thứ theo cảm tính, chủ quan mà bỏ qua quá trình xem xét, phân tích vấn đề, sẽ khiến quyết định đưa ra khó phù hợp với tình trạng chung. Thay vào đó, hãy lắng nghe nhiều luồng thông tin khác nhau từ đồng nghiệp và cả nhân viên, cố gắng thay đổi nhiều góc nhìn để hiểu rõ vấn đề.
Lãnh đạo không phải lúc nào cũng đúng nhất, việc của bạn là đặt ra các câu hỏi, giả định, xem xét cách giải quyết và điều chỉnh từng chi tiết để tìm ra phương án đúng đắn nhất cho tổ chức.
Quyết định dựa vào thực tế
Dù một phương án có “màu hồng” với sự chi tiết tỉ mỉ, vận dụng kiến thức của các doanh nghiệp đã thành công, mục tiêu kỳ vọng đạt được vô cùng triển vọng… mà không phù hợp với tình hình thực tế của tổ chức và môi trường kinh doanh thì chỉ khiến tổ chức lãng phí nguồn lực mà thôi.
Vì vậy, trong quá trình phản biện trao đổi, lãnh đạo cần quan tâm đến tính thực tế của vấn đề để bản thân và nhân viên không bị sa đà vào việc tìm hiểu các lỗ hổng mang tính lý thuyết hay chứng minh tính đúng đắn một cách máy móc.
Quyết định của lãnh đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tổ doanh nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo cần xem xét vấn đề một cách kỹ lượng, chứng minh và loại bỏ những phương án quá “mơ mộng, xa rời thực tiễn” có khả năng mang lại tổn thất lớn cho doanh nghiệp nếu mù quáng thực hiện theo.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đã được các doanh nghiệp áp dụng thành công trong việc thúc đẩy nhân sự chủ động trong webinar ONLINE MIỄN PHÍ sau: http://truesuccess.asia/webinar_percoach
Đoạn kết
Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng thực sự cần thiết để lãnh đạo có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ của True Success trong bài viết này có thể giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững!