Văn hoá phản hồi là hoạt động không thể thiết trong mỗi ngày doanh nghiệp. Thiếu đi hoạt động này, doanh nghiệp khó có thể phát triển về lâu dài vì sự gắn kết trong doanh nghiệp phần lớn dựa vào hoạt động này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đánh giá đúng về mức độ quan trọng của nó. Tìm hiểu thêm về văn hoá này trong bài viết dưới đây của True Success.
Hiểu như thế nào về văn hoá phản hồi?
Đối với nhân viên
Xuất phát từ đội ngũ nhân sự, văn hóa phản hồi là văn hoá doanh nghiệp giúp nhân sự bày tỏ ý kiến, đóng góp của mình cho doanh nghiệp. Chính điều này sẽ tạo môi trường, điều kiện để doanh nghiệp nhận những thông tin mang tính xây dựng từ phía đội ngũ của mình. Mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách triệt để hoặc kịp thời khi được gửi lên người có thẩm quyền hoặc cấp trên.
Hiểu về văn hoá phản hồi từ phía nhà quản lý, quản trị
Xây dựng văn hóa phản hồi trong doanh nghiệp cần có sự tham gia của nhà quản trị. Trong hoạt động này nhà quản trị, quản lý doanh nghiệp sẽ là người tiếp thu, ý kiến của nhân sự để giải quyết vấn đề. Từ đó khích lệ, động viên tinh thần của đội ngũ nhân viên, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
>>> Xem thêm về Văn hoá học tập
Tại sao cần kiến tạo văn hoá phản hồi trong doanh nghiệp
Những nghiên cứu về văn hoá phản hồi trong doanh nghiệp
Theo thống kê của công ty tư vấn và phân tích Gallup (một doanh nghiệp lâu đời tại Mỹ), khi nhà quản trị đưa ra phản hồi tới đội ngũ nhân viên một cách thường xuyên, tạo sự tác động mạnh mẽ sẽ giúp nhân sự của họ có động lực hoàn thành công việc cao gấp 3.2 lần và khả năng gắn bó với vị trí công việc đó tăng 2,7 lần.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 87% nhân viên muốn được phát triển trong công việc của họ. Phản hồi chính là chìa khoá cho sự học tập và học tập của nhân sự. Mặc dù phải thừa nhận rằng phản hồi có thể tạo ra cảm giác khó chịu cho cả người nhận và người đưa ra phản hồi. Nhưng chỉ khi phản hồi mới có thể nâng cao nhận thức của cá nhân và doanh nghiệp.
Tạo dựng văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá phản hồi là một phần trong văn hoá doanh nghiệp. Khi xây dựng văn hoá này xuyên suốt trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hình thành môi trường an toàn, lành mạnh, việc phản hồi được “bình thường hoá”, từ đó mọi thứ sẽ đi theo chiều hướng tốt hơn.
Việc xây dựng sự phản hồi trong doanh nghiệp cũng làm tăng tính chủ động của nhân sự. Chủ động đưa ra điều mình muốn, chủ động đóng góp ý kiến và đưa ra những góp ý mang tính xây dựng. Một văn hoá doanh nghiệp cởi mở là nền tảng để giữ chân và thu hút nhân tài. Đội ngũ nhân sự sẵn sàng chia sẻ, đón nhận phản hồi, lắng nghe một cách trung thực.
Vai trò của nhà quản trị trong xây dựng văn hoá phản hồi
Bên cạnh việc nhân sự là những người đưa ra ý kiến, thông tin của mình thì người lãnh đạo, nhà quản trị cũng có trách nhiệm tiếp nhận những chia sẻ ấy một chủ động, nhiệt tình. Lắng nghe để xử lý, chấp nhận những ý kiến đa chiều.
Nhà quản trị là người đưa ra các quy định, quy tắc, thiết lập một kế hoạch cụ thể cho hoạt động này. Khuyến khích đội ngũ của mình đưa ra câu hỏi, vấn đề trong các cuộc họp. Ban lãnh đạo cấp cao cần phổ biến văn hoá này tới quản lý cấp trung, cấp trung sẽ phổ biến tới đội ngũ nhân sự của mình.
Nhà quản trị cần có khả năng phản hồi một cách xây dựng và đúng thời điểm. Bỏ qua tư duy phán xét, hay chỉ trách, phản hồi cần thực hiện một cách công bằng và minh bạch. Đặc biệt, người đứng đầu không thể làm điều này một mình, hãy tập hợp đội ngũ ưu tú, huấn luyện và coaching để họ thúc đẩy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cùng bạn.
Xây dựng thói quen phản hồi trong doanh nghiệp như thế nào?
- Tạo thói quen phản hồi trong doanh nghiệp cho đội nhóm bằng hoạt động đơn giản nhất như lên lịch trình, thời gian cụ thể trong tuần, trong ngày để mọi người có cơ hội trình bày, chia sẻ một vấn đề, ý kiến của mình. Hãy duy trì buổi chia sẻ hàng tuần để tạo ra tính liên tục.
- Sử dụng các công cụ đánh giá để theo dõi phản hồi của nhân sự. Khi một doanh nghiệp có số lượng nhân sự lớn, việc tiếp nhận phản hồi có thể trở nên quá tải, sử dụng công nghệ để kích thích nhân sự đưa ra các phản hồi sau mỗi ngày làm việc để kịp thời phản ứng ý kiến của họ.
- Nhà quản trị cũng cần đưa ra phản hồi. Nhà quản trị chính là những người có khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân sự của mình. Đưa ra phản hồi là một cách để đội ngũ nhân sự cảm thấy được quan tâm và được khích lệ. Đồng thời, để những cộng sự của bạn hiểu được những mong muốn của bạn về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Lời kết
Văn hoá phản hồi là một phần không thể tách rời trong văn hoá doanh nghiệp. Đây là hoạt động cần được đầu tư nghiêm túc. Chỉ khi mọi người trong doanh nghiệp cởi mở để tiếp nhận những ý kiến đa chiều mới giúp doanh nghiệp phát triển một cách đột phá và bền vững.