Nhân viên sáng tạo được biết đến là những người sử dụng não phải – có khả năng sáng tạo hơn, cần có quy tắc khác biệt so với các nhân viên sử dụng não trái – phân tích nhiều hơn. Vì vậy, muốn khai mở tiềm năng nhân sự thì người quản lý cần linh hoạt trong phong cách lãnh đạo để tìm ra cách thúc đẩy nhân viên sáng tạo hiệu quả.
Trong bài biết dưới đây, True Success sẽ giúp bạn giải đáp điều đó.
Nhân viên sáng tạo trong công việc giúp đẩy mạnh 3 lợi ích
Nhân viên sáng tạo giúp tăng khả năng làm việc nhóm
Việc doanh nghiệp khuyến khích, thúc đẩy nhân viên sáng tạo sẽ giúp quá trình hợp tác diễn ra luôn mới mẻ và hiệu quả. Nhân viên sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin, trau dồi kiến thức và nâng cao khả năng nhằm nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo của mình để theo kịp tốc độ làm việc của đội nhóm. Khi tất cả các thành viên đều ý thức rõ ràng về việc này thì kết quả chung cuối cùng đạt được chắc chắn sẽ rất cao.
Tăng mức độ trung thành của nhân viên
Môi trường làm việc tác động rất nhiều đến mức độ trung thành của nhân viên, đặc biệt khi nhu cầu tuyển dụng đang có xu hướng tăng khiến người lao động có nhiều lựa chọn hơn. Vì vậy, muốn giữ chân được nhân viên thì doanh nghiệp cần thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với họ. Việc khuyến khích và ghi nhận các ý tưởng sáng tạo của họ một cách cởi mở, không phán xét sẽ giúp lãnh đạo thể hiện điều đó.
Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhân viên có kỹ năng tư duy sáng tạo sẽ luôn tìm kiếm “con đường” ngắn nhất hoặc dễ đi nhất để đạt được mục tiêu. Họ sẽ không bị bó buộc, dập khuôn vào một phương pháp nào cụ thể. Thay vào đó, họ sẽ chủ động tìm kiếm và phân tích để lựa chọn phương án phù hợp và tối ưu nhất. Điều này khiến kỹ năng giải quyết vấn đề của họ cũng được ngày càng được nâng cao.
Cách thúc đẩy nhân viên sáng tạo trong công việc
Nhân viên sáng tạo là nguồn lực vàng giúp doanh nghiệp phát triển đột phá. Tuy nhiên, muốn khai mở tiềm năng nhân sự này đòi hỏi người quản lý phải có phong cách lãnh đạo phù hợp. Dưới đây là những cách giúp thúc đẩy nhân viên sáng tạo trong công việc.
Xem thêm bài viết: “Kích thích” nhân sự chủ động làm việc hiệu quả
Đưa ra vấn đề thay vì giải pháp
Nhân viên có kỹ năng tư duy sáng tạo thường sẽ thích những thách thức đòi hỏi nhiều kỹ năng cao hơn để họ có thể thể hiện được năng lực vượt trội của mình. Vì vậy, lãnh đạo chỉ nên đưa ra vấn đề và hỗ trợ họ thay vì cố gắng ép họ phải làm theo cách của mình. Điều này không chỉ không giúp lãnh đạo kiểm soát quá trình mà còn khiến nhân viên cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
Tuy nhiên, để đảm bảo công việc đi đúng hướng, lãnh đạo cần phân công chi tiết, ấn định kết quả đạt được, thời gian, nguồn lực… cụ thể từ đầu để nhân viên nắm rõ và nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Đảm bảo tính thực tế
Một số nhân viên rất tích cực đưa ra những ý tưởng sáng tạo nhưng đôi khi lại bị xa rời thực tế. Họ chỉ tập trung vào cách đạt được mục tiêu nhanh nhất mà bỏ qua những yếu tố tác động như môi trường trong và ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, mặc dù nghe qua có thể cảm thấy những ý kiến của họ rất mới mẻ và hướng tới sự đột phá nhanh chóng, nhưng khi xét cụ thể và đặt trong “bức tranh toàn cảnh” thì nó lại không phù hợp với doanh nghiệp.
Để ngăn chặn điều này, lãnh đạo cần hỗ trợ nhân viên xác định chính xác vấn đề thực tế doanh nghiệp đang gặp phải và chỉ ra lý do tại sao ý kiến của họ không thể thực hiện được như kế hoạch. Từ đó, giúp họ nhanh chóng tìm ra hướng đi mới đúng đắn hơn.
Ngoài ra, nhân viên sáng tạo đôi khi quá tập trung vào những nhiệm vụ lớn mà bỏ bê những nhiệm vụ nhỏ hơn kèm theo. Điều này khiến họ không phân bổ được nguồn lực hợp lý để đảm bảo mức độ chất lượng công việc chung được đồng đều và xuất sắc. Do đó, người quản lý cần nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như sự “móc nối” giữa tất cả các nhiệm vụ với nhau, và việc “bỏ qua” bất cứ bước nào cũng đều không thể được.
Tôn trọng phong cách làm việc cá nhân
Nhân viên sẽ phát huy được kỹ năng tư duy sáng tạo khi họ cảm thấy thoải mái và không bị áp lực. Vì vậy, người quản lý phải lựa chọn phong cách lãnh đạo linh hoạt để phù hợp với xu hướng tính cách của mỗi cá nhân. Đặc biệt, đối với các nhân viên hướng nội thích làm việc một mình hơn làm việc nhóm.
Vì vậy, người quản lý cần tôn trọng và chủ động tạo điều kiện về thời gian và không gian phù hợp. Điều này không có nghĩa là họ sẽ không cần làm việc nhóm. Người quản lý cần khéo léo cân đối giữa thời gian tư duy cá nhân với thời gian trình bày và thảo luận nhóm cho các nhân viên sáng tạo.
Không phán xét khi gặp thất bại
Những ý tưởng sáng tạo có thể mang đến cho doanh nghiệp một “bước nhảy vọt” nhưng kèm theo đó là tỷ lệ rủi ro cũng rất cao. Đối với những nhân viên sáng tạo, nếu ý tưởng của họ gặp phải sự phản đối hoặc thậm chí là sự thất bại sẽ dễ khiến họ nản chí và dần không còn tin tưởng vào kỹ năng tư duy sáng tạo của mình.
Để nguồn lực vàng này không bị “dập tắt”, người quản lý tuyệt đối không được phán xét họ. Thay vào đó, hãy giúp họ nhìn nhận rõ sai lầm ở đâu và cho họ cơ hội để sửa chữa nó.
Kiểm soát quy trình làm việc nhóm
Nhân viên có kỹ năng tư duy sáng tạo cao không có nghĩa là sẽ làm việc với nhau phù hợp. Khi mỗi cá nhân đều có những ý tưởng mới lạ và khác biệt thì sẽ khó có thể hòa hợp nếu người quản lý không kiểm soát quy trình làm việc sát sao. Tuy nhiên, nếu người quản lý bắt ép họ vào “khuôn khổ” bằng cách không cho họ được thoải mái thể hiện quan điểm của mình để tránh tranh luận thì chỉ khiến khả năng sáng tạo của họ bị hạn chế.
Muốn khắc phục được điều này, người quản lý cần cân nhắc trong việc ghép nhóm làm việc và chỉ can thiệp khi các thành viên không thể tìm được tiếng nói chung. Từ đó, ngăn chặn kịp thời khả năng lãng phí “chất xám” trong nhóm.
Đánh giá chi tiết và tận tâm
Những nhân viên sáng tạo sẽ luôn mong muốn năng lực của mình được công nhận. Vì vậy, người quản lý cần tinh tế trong quá trình đánh giá để khiến họ thấy được tất cả những việc mình làm đều được ban lãnh đạo xem trọng. Thay vì chỉ dùng những từ ngữ chung chung như “Tốt”, “Khá”, “Ổn”…, hãy chỉ cho họ thấy họ làm tốt như thế nào, điều gì họ làm được hơn so với những người khác và có điều gì họ có thể làm tốt hơn nữa hay không.
Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần xây dựng các tiêu chí linh hoạt phù hợp với nhân viên sáng tạo. Mức độ hiệu quả không phải luôn phụ thuộc vào thời gian ngồi bàn làm việc mà vào kết quả cuối cùng đạt được.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự
qua webinar ONLINE MIỄN PHÍ
Lời kết
Nhân viên sáng tạo có cách thức làm việc của riêng họ và nếu muốn quản trị hiệu quả những bộ óc sáng tạo này, cần tạo điều kiện thuận lợi để họ làm những gì giỏi nhất. Hy vọng những chia sẻ trên của True Success sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển nhanh chóng và bền vững!