Thuật ngữ về nhà lãnh đạo này dường như không xa lạ với những người tìm đọc sách lãnh đạo của chuyên gia, diễn giả John C.Maxwell. Trong cuốn sách của ông sẽ làm rõ và đề cập đến 3 nguyên tắc tạo nên sau:
Nhà lãnh đạo 360 độ là gì?
Khi nhắc đến nhà lãnh đạo, người ta sẽ thường nghĩ ngay đến những vị trí cấp cao, nhiều quyền hành. Nhưng trong cuốn sách của mình, John C.Maxwell đã diễn giải nhà lãnh đạo 360 là những người không cần có một chức vụ cấp cao vẫn có thể là một nhà lãnh đạo xuất sắc.
Hình dung về nhà lãnh đạo 360 độ, bạn có thể hiểu đơn giản, đó là những mối quan hệ xoay xung quanh người lãnh đạo này. Ở đó, người lãnh đạo 360 độ cần xây dựng, kiểm soát với những nhà lãnh đạo cấp cao, đồng cấp hay cả những cấp dưới của mình. Trong khái niệm này, có thể hiểu người lãnh đạo ở đây chính là lãnh đạo cấp trung.
Một số thử thách đối với nhà lãnh đạo 360 độ
Thử thách 1: CĂNG THẲNG
Nhà lãnh đạo 360 độ có thể có một số quyền lực, thẩm quyền và quyền hành, tuy nhiên những lãnh đạo này cũng gặp phải những hạn chế trong các lĩnh vực khác và có thể gặp rắc rối khi vượt quá thẩm quyền của họ. Nhà quản lý phải suy nghĩ về các cơ hội và học cách nắm bắt chủ động mà không vượt qua ranh giới của họ.
Mỗi tổ chức đều có một mối trường độc đáo và thường mang tính cách của người lãnh đạo nó. Họ có thể xung đột với những người khác và cảm thấy căng thẳng. Các nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ đánh giá môi trường và xác định mức độ căng thẳng để quyết định xem các khía cạnh tích cực của môi trường tổ chức và vượt qua những tiêu cực.
Thử thách 2: SỰ ẢNH HƯỞNG
Vượt lên cả chức vụ, vị trí của mình để trở thành người lãnh đạo có sức ảnh hướng chính là một thách thức. Lãnh đạo là người tạo ảnh hưởng, nếu không có cả vị thế lẫn khả năng thuyết phục người khác, mọi người sẽ không làm theo. Một nhà lãnh đạo 360 độ giỏi phải trở thành một người mà mọi người muốn làm theo.
Những nhà lãnh đạo này thường quan tâm đến mọi người, thiết lập tính cách đáng tin cậy, thể hiện năng lực, đồng thời duy trì sự nhất quán và cam kết. Khi các nhà lãnh đạo làm việc chăm chỉ để đạt được những phẩm chất này, họ sẽ có thể gây ảnh hưởng, một trong những yêu cầu để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc.
Thử thách 3: ĐẢM NHẬN NHIỀU NHIỆM VỤ TRONG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO
Những người làm việc ở cấp độ thấp của một tổ chức hoặc chỉ giỏi một kỹ năng, hoặc không muốn thăng tiến trong một tổ chức để trở thành lãnh đạo. Còn các nhà lãnh đạo đứng đầu một tổ chức có thể chọn những gì họ làm, nhưng họ cũng cảm nhận được sức nặng thành công hay thất bại của toàn tổ chức.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo cấp trung cần có khả năng làm tốt nhiều việc. Họ sẽ nhận những yêu cầu từ các nhà lãnh đạo ở cấp cao nhất, khách hàng, kỳ vọng từ những người theo dõi và nhà cung cấp, tất cả đều diễn ra hàng ngày. Những nhà lãnh đạo này phải hòa đồng với mọi người và tồn tại trong sự năng động của lãnh đạo.
Những nhà lãnh đạo này có khả năng xử lý nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm, vì thế đòi hỏi nhà lãnh đạo 360 cần linh hoạt trong bất kỳ tình huống nào, nhưng hành vi cũng cần nhất quán, cam kết với trách nhiệm.
3 nguyên tắc tạo nên nhà lãnh đạo 360 độ
Trong cuốn sách Nhà lãnh đạo 360 độ của John C.Maxwell đã đưa ra 3 nguyên tắc để trở thành nhà lãnh đạo 360 độ. 3 nguyên tắc mà ông đưa ra đó là mối quan hệ của người lãnh đạo cần lãnh đạo đó là: lãnh đạo cấp trên, đồng cấp và lãnh đạo cấp dưới.
Các nguyên tắc ở mỗi đối tượng là khác nhau, hành trình này không đơn giản hay nhanh chóng nên nếu biết cách sử dụng những nguyên tắc này sẽ mang lại hiệu quả cho nhà lãnh đạo.
Với lãnh đạo cấp trên
“Lãnh đạo chính mình.”Đó là nguyên tắc đầu tiên mà John C.Maxwell đề cập đến trong hành trình trở thành nhà lãnh đạo 360. Đó là xuất phát điểm cho tất cả.
Bên cạnh đó, nếu không bắt đầu từ chính mình thì sẽ rất khó hợp tác với người khác hay tạo ảnh hưởng với cấp trên hay cấp dưới? Thực hành này nhấn mạnh sự tập trung, kỷ luật và mục đích. Các nhà lãnh đạo bị ấn tượng bởi những người quản lý bản thân, tối đa hóa cơ hội và tận dụng thế mạnh cá nhân. Quản lý bản thân là quản lý cảm xúc bằng cách kiểm soát và biết khi nào nên thể hiện một số cảm xúc nhất định.
Tìm đọc cuốn sách 21 chiến lược lãnh đạo bản thân dành cho doanh nhân
Thêm vào đó, muốn tạo ảnh hưởng với cấp trên, hãy tăng thêm giá trị cho họ bằng cách chia sẻ gánh nặng với họ. Nói cách khác, nếu người khởi xướng thành công, thì những nhà lãnh đạo cấp trung cũng vậy.
Có một số cách các nhà lãnh đạo có thể giúp đỡ lãnh đạo cấp cao của mình. Họ có thể bắt đầu bằng việc làm tốt công việc của chính mình. Khi họ tìm thấy một vấn đề hoặc thách thức, họ cung cấp một giải pháp. Cuối cùng, hãy hỏi các nhà lãnh đạo làm thế nào họ thúc đẩy, giúp mọi người phát triển một cách cởi mở, tích cực và kết nối.
Với lãnh đạo đồng cấp
Mối quan hệ của nhà lãnh đạo còn xoay quanh bởi những nhà lãnh đạo đồng cấp. Câu hỏi đặt ra là làm sao để tạo ảnh hưởng với những người này để họ tôn trọng và làm cùng nhà lãnh đạo.
Đừng tỏ ra hoàn hảo hay tranh đấu với họ về mặt chính trị, hãy mở rộng vòng tròn quan hệ với họ, trở thành người bạn và cùng nhau vì mục tiêu chung.
Thuật ngữ “vòng lặp lãnh đạo” bao gồm bảy yếu tố sau: quan tâm, học hỏi, đánh giá cao, đóng góp, diễn đạt bằng lời nói, lãnh đạo và thành công. Giúp đỡ các lãnh đạo đồng cấp khác thành công cũng chính là đang dẫn dắt doanh nghiệp đạt tới mục tiêu.
Môi trường doanh nghiệp cũng rất đòi hỏi tính cạnh tranh, tuy nhiên hãy cạnh trang lành mạnh, tốt hơn có thể làm việc cùng để hoàn thành các dự án với họ. Sự cạnh tranh không lành mạnh với đồng nghiệp có thể làm tổn thương cả một tập thể.
Làm việc theo nhóm và cạnh tranh cùng nhau là một lực lượng mạnh mẽ, khi những gì đang được thực hiện không phải là một trận chiến giữa các thành viên trong nhóm, nhưng đó là một cách để mỗi người trưởng thành. Bằng cách phân luồng cạnh tranh, các nhà lãnh đạo và nhóm có thể dành chiến thắng chung cuộc, dành được sự tôn trọng lẫn nhau, dành được sự tín nhiệm và gây ảnh hưởng.
Với cấp dưới
Trong vòng tròn quan hệ của mình, cấp dưới là người chịu ảnh hưởng từ nhà lãnh đạo. Mặc dù là người chịu ảnh hưởng, song họ cũng là những người có tác động ngược trở lại người lãnh đạo của mình. Có thể chính kết quả công việc của họ sẽ thể hiện điều đó.
Việc kết nối với mọi người trở nên vô cùng quan trọng khi cố gắng trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, chú ý quan sát và tiếp cận chân thành với cấp dưới chính là một cách tạo ảnh hưởng. Nếu điều này thực hiện không hiệu quả, có thể làm giảm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đối với đội nhóm của mình.
Niềm tin của những nhà lãnh đạo đối với nhân viên thể hiện ở việc truyền cảm hứng , giúp đội nhóm của mình tin tưởng vào bản thân và khuyến khích tăng trưởng tích cực. Một nhà lãnh đạo hiệu quả, cần có những khen thưởng, động viên nhân sự kịp thời, biết cách sử dụng những điểm yếu, điểm mạnh của nhân viên đúng người đúng việc, ngoài ra, hãy là tấm gương sáng để nhân sự noi theo.
Lời kết
Hy vọng 3 nguyên tắc để trở thành nhà lãnh đạo 360 độ sẽ giúp bạn có những hướng đi và cách thức hiệu quả trong hành trình tìm kiếm sự xuất sắc. Nắm vững những nguyên tắc để ứng phó phù hợp trong những mối quan hệ xung quanh nhà lãnh đạo.