Lãnh đạo cấp trung hay lãnh đạo cấp giữa, là đội ngũ làm việc trực tiếp cùng ban lãnh đạo cấp cao và đội ngũ nhân sự. Trong sự thay đổi của doanh nghiệp, một mặt họ quản trị sự thay đổi đối với nhân viên của mình, một mặt tham mưu và giúp ban lãnh đạo quản trị, điều hành sự biến đổi của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, True Success sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc về vai trò của vị trí này.
Vai trò và ảnh hưởng của người lãnh đạo cấp trung trong doanh nghiệp
Định hình mục tiêu và hướng dẫn
Người lãnh đạo cấp trung có trách nhiệm định hình mục tiêu và hướng dẫn cho đội nhóm về mục tiêu, định hướng và hướng dẫn họ làm việc. Xác định mục tiêu cụ thể và cung cấp đầy đủ kiến thức để họ hiểu về đường đi của doanh nghiệp.
Quản lý và phân công nhiệm vụ
Lãnh đạo cấp trung phải quản lý và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. xác định nhiệm vụ, phân chia công việc một cách hợp lý và đảm bảo rằng mọi người trong nhóm đều biết rõ về trách nhiệm của mình.
Đồng thời, họ sẽ chịu trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà ở đó lãnh đạo cấp giữa sẽ xây dựng một môi trường làm việc khuyến khích sự hợp tác, đồng lòng trong nhóm. Truyền động lực và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên để họ cảm thấy nhiệt huyết, cống hiến cho doanh nghiệp và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
>>> Xem thêm: Sách hay về quản trị doanh nghiệp
Lãnh đạo cấp trung và quản lý sự thay đổi
Lãnh đạo cấp trung cần nhận thức về sự thay đổi
Nhận thức về sự cấp thiết của việc thay đổi là việc đầu tiên cần hiểu rõ của người làm lãnh đạo. Người quản lý cần thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình để đưa ra các quyết định phù hợp. Sự cấp thiết của việc thay đổi đôi khi không thể hiện ra bên ngoài luôn. Điều này đòi hỏi khi lãnh đạo cấp trung điều hành cần có tầm nhìn, khả năng, năng lực tốt để thấy được các yếu tố.
Vì là người vừa làm việc với ban lãnh đạo cấp cao, vừa làm việc trực tiếp với nhân sự nên họ đóng vai trò rất quan trọng để tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo về những thay đổi liên quan đến các hoạt động, nhân sự của công ty. Quan sát nhân sự để có vấn đề gì sẽ cần thay đổi ngay để thích ứng với thị trường, thị hiếu.
Xây dựng sự ủng hộ
Quản lý sự thay đổi sẽ thường xuyên vấp phải sự phản kháng từ môi trường. Sau khi nhận thức được vấn đề cần thay đổi, lãnh đạo cấp trung quản lý bằng cách, tập hợp một đội ngũ có chính kiến ủng hộ mình. Tránh hiểu điều này là chia bè phái trong doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, đây chính là đội ngũ cùng đồng hành với nhà quản lý để đạt mục tiêu thay đổi trong doanh nghiệp.
Người lãnh đạo cấp trung phải xây dựng sự ủng hộ và sự hiểu biết về sự thay đổi trong nhóm làm việc. Họ cần giao tiếp một cách rõ ràng, lắng nghe và thấu hiểu mọi quan ngại và khó khăn từ nhân viên, đồng thời thúc đẩy tinh thần hợp tác và khả năng thích ứng.
Lãnh đạo trong quá trình thay đổi
Lãnh đạo cấp trung điều hành tốt cần phải đảm nhận vai trò lãnh đạo trong quá trình thay đổi. Họ cần tạo ra kế hoạch, tập trung vào việc thực thi, giám sát tiến độ và cung cấp hỗ trợ cần thiết để đảm bảo rằng sự thay đổi diễn ra một cách suôn sẻ và thành công.
Phương pháp để lãnh đạo cấp trung phát triển để quản lý sự thay đổi.
Tự phát triển kỹ năng lãnh đạo
Lãnh đạo cấp trung có thể tham gia vào các khóa đào tạo hoặc chương trình học tập để nâng cao kỹ năng lãnh đạo của mình, bao gồm khả năng quản lý sự thay đổi và năng lực thích ứng.
Mở rộng tư duy của bản thân sau đó truyền năng lượng, đào tạo, huấn luyện về những tư duy tích cực, tư duy mở cho nhân sự để quản lý sự thay đổi một cách hiệu quả. Khoá học Đột phá năng lực lãnh đạo có thể chính là khoá học bạn đang tìm kiếm.
Tham khảo khoá học tại đây.
Xây dựng mạng lưới liên kết:
Lãnh đạo cấp trung có thể xây dựng mạng lưới liên kết với các đồng nghiệp hoặc chuyên gia trong lĩnh vực quản lý sự thay đổi. Họ có thể học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm để phát triển các phương pháp và công cụ quản lý thay đổi hiệu quả. Trong hành trình dẫn dắt sự thay đổi, chắc chắn sẽ gặp nhiều cản trở, sự tham gia của chuyên gia là cách giúp nhà quản lý được tư vấn kịp thời và chính xác.
Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo
Lãnh đạo cấp trung có thể khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong nhóm làm việc. Họ có thể tạo ra môi trường thân thiện với việc thử nghiệm ý tưởng mới, khám phá các cách tiếp cận khác nhau và đảm bảo rằng nhân viên có khả năng thích ứng và đóng góp vào quá trình thay đổi.
Lời kết
Lãnh đạo cấp trung là những nhà quản trị thu nhỏ của doanh nghiệp. Bất cứ sự thay đổi nào cần thiết đều cần có sự tham gia của đội ngũ lãnh đạo này vì họ chính là người thấy được nhiều bài toán trong khi doanh nghiệp vận hành. Tham gia các khoá học để nâng cao năng lực chính cách lãnh đạo cấp giữa có thể tham khảo.