Đánh giá nhân viên là một bước không thể thiếu trong quy trình quản trị nhân sự. Vì vậy, người lãnh đạo không thể chỉ dựa vào trực giác hay cảm nhận chủ quan để xác định nhân viên của mình có làm việc hiệu quả hay không. Trong bài viết dưới đây, True Success sẽ đưa ra 4 tiêu chí cụ thể được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong việc đánh giá chất lượng làm việc của nhân sự.
Đánh giá nhân viên phục vụ mục đích của doanh nghiệp
Muốn doanh nghiệp phát triển bắt buộc chất lượng làm việc của nhân sự phải đủ đáp ứng. Vì vậy, việc lãnh đạo sử dụng các phương pháp đánh giá nhân viên trong quá trình làm việc sẽ giúp xác định mức độ phù hợp đối với công việc hiện tại của họ.
Điều này cũng mang lại lợi ích cho nhân sự khi họ có thể nhìn nhận được cụ thể về cách thức làm việc của bản thân: Những điều đã làm được, chưa làm được, có thể làm tốt hơn… Từ đó giúp nhân sự có thể phát huy năng lực và khắc phục các thiếu sót để chủ động hoàn thiện và phát triển bản thân.
Tuy nhiên, lãnh đạo sẽ cần khéo léo và phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch để không gây ra tác động tiêu cực đến tinh thần nhân viên. Việc so sánh với các tiêu chí đánh giá nhân viên sẵn có sẽ giúp người lãnh đạo hiểu được năng lực và hiệu quả làm việc của mỗi người. Từ đó có thể xây dựng lộ trình phát triển cũng như ra quyết định thưởng – phạt phù hợp.
Thời điểm đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp
Thông thường, các lãnh đạo sẽ có 3 thời điểm đánh giá nhân viên gồm: Sau quá trình thử việc, định kỳ và khi hết hạn hợp đồng lao động.
Sau quá trình thử việc của nhân sự
Thông thường sau khi nhân sự thử việc được 2 tháng, một số lãnh đạo yêu cầu thử việc 3 hay 4 tháng, lãnh đạo sẽ đánh giá để đưa ra quyết định có lựa chọn nhân viên đó vào làm việc chính thức hay không.
Định kỳ đánh giá nhân viên
Sau hàng tháng, hàng quý, hàng năm…, lãnh đạo sẽ đánh giá nhân viên toàn doanh nghiệp. Đánh giá này có thể là theo quy trình, theo hợp đồng lao động để xét tăng lương hay đánh giá để làm căn cứ đưa ra các thông báo khen thưởng, kỷ luật…
Khi hết hạn hợp đồng lao động
Trước khi hợp đồng hết hạn, người lãnh đạo cần đánh giá năng lực nhân viên để ra quyết định có tiếp tục gia hạn/tái ký hợp đồng lao động hay không.
4 tiêu chí quan trọng giúp đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những tiêu chí đánh giá nhân viên với mức độ ưu tiên khác nhau. Tuy nhiên, có 4 tiêu chí cơ bản không thể thiếu trong bảng đánh giá của các doanh nghiệp.
Thái độ làm việc của nhân viên
Thái độ luôn là yếu tố không thể thiếu trong bảng đánh giá nhân sự của doanh nghiệp. Muốn kết quả đánh giá khách quan nhất, người lãnh đạo có thể lựa chọn các hình thức như: khảo sát tập thể, phỏng vấn trực tiếp, họp nhóm…
Một số tiêu chí đánh giá thái độ làm việc căn bản như: Tính trung thực, sự chủ động, sự nhiệt tình, tính cẩn trọng, mức độ tuân thủ các nội quy doanh nghiệp…
Tham khảo ngay: Phương pháp quan sát để đọc vị nhân sự hiệu quả
Tác phong làm việc
Yếu tố tác phong làm việc nhằm đánh giá cách nhân sự thể hiện hình ảnh của bản thân. Đặc biệt với các vị trí công việc cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì một tác phong làm việc chuyên nghiệp, chỉn chu là điều bắt buộc phải có.
Một số tiêu chí đánh giá tác phong làm việc căn bản như: ăn mặc gọn gàng, đúng quy định; giữ vệ sinh chung và nơi làm việc cá nhân; nhanh nhẹn, linh hoạt trong xử lý công việc…
Mức độ hoàn thành KPI
Thông thường, KPI luôn được xây dựng vào đầu các dự án, đầu tháng, đầu hợp đồng… để khuyến khích mỗi cá nhân và phòng ban tích cực làm việc nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp.
Người lãnh đạo sẽ dựa vào mức độ hoàn thành KPI (cả về lượng và chất) để đánh giá nhân viên về năng lực mỗi cá nhân, khả năng quản lý đội nhóm ổn định và đồng đều.
Một số chỉ tiêu KPI thường dùng như: doanh số, lợi nhuận, số lượng khách hàng, số lượng bài viết, số lượng CV…
Khả năng phát triển trong công việc
Lãnh đạo luôn cần những nhân sự có thể cùng đồng hành và cống hiến lâu dài. Vì vậy, bước đánh giá khả năng phát triển trong công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chọn lọc nhân sự chất lượng và trung thành.
Lúc này, người lãnh đạo sẽ thông qua tất cả các tiêu chí đã đặt ra để đánh giá tổng quan mức độ đạt được của từng cá nhân, từ đó nhìn nhận toàn diện về thái độ, năng lực, kiến thức… để đánh giá xem các nhân sự có thực sự phù hợp với doanh nghiệp hay không.
Lời kết
Việc đánh giá năng lực nhân viên phải được thảo luận và xây dựng quy trình rõ ràng để đảm bảo tối ưu nguồn lực và mang lại năng suất làm việc tối đa.
Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đang được các doanh nghiệp áp dụng để kích thích nhân viên chủ động làm việc.
Hy vọng những chia sẻ của True Success sẽ có thể giúp các doanh nghiệp ngày càng phát triển nhanh chóng và bền vững!