Dù sao cũng làm lãnh đạo vậy tại sao chúng ta không làm một nhà lãnh đạo xuất sắc trong doanh nghiệp của chính mình. Bài viết dưới đây, True Success sẽ giúp bạn tìm hiểu các cách lãnh đạo, các phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp và các kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn giúp bạn rèn luyện để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc.
Các kiểu lãnh đạo trong doanh nghiệp
Chuyên quyền
Kiểu lãnh đạo chuyên quyền hay còn gọi là độc đoán, theo kiểu lãnh đạo từ trên xuống. Đó là người lãnh đạo doanh nghiệp có mọi quyền lực trong tay và nhân sự thực hiện các mệnh lệnh từ cấp trên. Người lãnh đạo là người đưa ra quyết định không cần tham khảo ý kiến từ ai.
Ưu điểm của kiểu lãnh đạo chuyên quyền:
- Quyết định có thể được đưa ra nhanh chóng.
- Có thể tăng hiệu suất công việc khi nhân sự chỉ cần làm theo một quy trình đã được thiết lập sẵn
Nhược điểm:
- Hạn chế tính sáng tạo của nhân sự bởi người lãnh đạo doanh nghiệp không muốn hoặc cho là không cần thiết
- Nhân sự có tính phụ thuộc vào quyết định của người lãnh đạo doanh nghiệp
- Nhân sự cảm thấy ý kiến không được tôn trọng, đôi khi làm mất động lực của nhân sự, làm giảm hiệu quả kết quả công việc.
Có tầm nhìn xa
Những người lãnh đạo doanh nghiệp có tầm nhìn xa sẽ tạo được động lực và truyền năng lượng cho nhân sự của mình và thúc đẩy doanh nghiệp đạt được thành công trong tương lai. Kiểu lãnh đạo trong doanh nghiệp này gắn kết được các thành viên với nhau. Không chỉ vậy, còn giúp doanh nghiệp bước tới một môi trường làm việc sáng tạo, mọi người được phát huy tối đa năng lực của mình.
Ưu điểm:
- Nhân sự chủ động và sáng tạo, có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
- Tầm nhìn hướng đến tương lai, tập trung cho tương lai, đổi mới tư duy, thúc đẩy doanh nghiệp, tạo giá trị niềm tin.
- Tạo động lực, truyền năng lượng cho người luôn muốn phát triển tiến lên phía trước.
Nhược điểm:
- Tầm nhìn cho tương lai thường sẽ là tầm nhìn cho bản thân nhà lãnh đạo doanh nghiệp hơn là doanh nghiệp.
- Việc tập trung cho mục tiêu dài hạn đôi lúc sẽ làm xao nhãng và đánh mất các cơ hội tốt cho mục tiêu ngắn hạn.
- Sự cố định về kế hoạch, mục tiêu cũng bỏ lỡ những cơ hội cho những phương án tối ưu, hiệu quả hơn.
Tham vấn
Người lãnh đạo doanh nghiệp theo kiểu lãnh đạo tham vấn sẽ thường lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, đề xuất của nhân sự trước khi đưa ra quyết định. Họ luôn tham khảo ý kiến, quan điểm, ý tưởng của mọi người và khiến cho nhân sự của mình cảm thấy được tham gia, tôn trọng.
Ưu điểm:
- Thành viên trong nhóm sẽ đoàn kết với nhau hơn bởi họ được tham gia vào thảo luận công việc chung của nhóm và ý kiến, đề xuất của họ được lắng nghe, tiếp nhận.
- Các quyết định mang chất và lượng nhiều bởi nó là tập hợp của nhwunxg ý tưởng đột phá, sáng tạo của các thành viên trong nhóm.
- Các phương án tối ưu nhất được đưa ra trong quá trình lắng nghe, tham vấn.
Nhược điểm:
- Sẽ không hiệu quả đối với các công việc cần người lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh.
- Đôi lúc sẽ biến thảo luận thành tranh luận, tranh cãi vì bất đồng ý kiến với nhau.
- Đôi khi người lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đồng nhất các ý tưởng với nhau.
Dân chủ
Người lãnh đạo doanh nghiệp luôn khích lệ nhân sự của mình tham gia vào việc ra quyết định. Trong mỗi cuộc họp, người lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò là người điều hành, tư vấn để khuyến khích nhân sự cởi mở đưa ra các ý tưởng, quan điểm riêng. Người lãnh đạo doanh nghiệp tập trung vào xây dựng mối quan hệ với nhân sự để thấu hiểu họ và giúp họ cởi mở hơn.
Ưu điểm:
- Thúc đẩy tinh thần và động lực của nhân sự
- Kết quả công việc hiệu quả và tối ưu hơn.
- Quyết định đưa ra sẽ được đa số nhân sự đồng thuận.
Nhược điểm:
- Những công việc cần đưa ra quyết định nhanh có thể sẽ bị chậm trễ bởi mất nhiều thời gian để tập hợp ý kiến của mọi người.
- Áp lực bởi phải tuân theo tư duy của nhóm.
Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo doanh nghiệp thông qua đào tạo, tuyên truyền
Có thể nói, đây là phương pháp để người lãnh đạo doanh nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức và tình cảm của nhân sự nhằm nâng cao, thúc đẩy tính tự giác, chủ động trong mọi công việc. Đó được coi là thông điệp mang ý nghĩa thuyết phục nhân sự gắn kết với hệ thống doanh nghiệp, nhận thức môi trường làm việc. Các nội dung đào tạo thường sẽ là tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Nhân sự có thể nhìn nhận về lộ trình phát triển, có động lực và đưa ra mục tiêu đạt được kết quả kế hoạch một cách tốt nhất. Không những vậy, người lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận lại được những rủi ro, thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Các hoạt động đào tạo thường được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp triển khai như làm tài liệu, tổ chức các chương trình huấn luyện, chia sẻ, các buổi teambuilding toàn doanh nghiệp,… Qua các hoạt động này, người lãnh đạo doanh nghiệp cũng giúp nhân sự cởi mở, gắn kết với nhau và với doanh nghiệp hơn. Bên cạnh đó cũng là nguồn động lực để nhân sự làm việc năng suất hiệu quả hơn.
Lãnh đạo doanh nghiệp qua phương pháp hành chính
Với phương pháp này, nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể kết hợp giữa uy và ân. Người lãnh đạo doanh nghiệp dùng uy để đưa ra quyết định để nhân sự nghiêm túc chấp hành theo các quy định. Sau đó, người lãnh đạo doanh nghiệp dùng ân để giúp nhân sự hiểu rõ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và hỗ trợ nhân sự.
Với phương pháp này, người lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu các quyết định phải có căn cứ thuyết phục, thông tin phải được kiểm soát và chắc chắn đúng ở mọi phương diện. Tuy nhiên, khi người lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng phương pháp hành chính, đôi khi sẽ khiến hiệu quả đi xuống. Đây là vấn đề mà người lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét khi áp dụng.
Lãnh đạo doanh nghiệp qua phương pháp kinh tế
Có thể nói, đây là phương pháp mà người lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quy định ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi kinh tế của nhân sự. Phương pháp này gồm: lương, thưởng,…Đây là phương án thúc đẩy, truyền năng lượng làm việc cho nhân sự. Ưu điểm của phương pháp này là đặt nhân sự vào lợi ích kinh tế cụ thể và thúc đẩy họ đạt được kết quả cho chính bản thân và doanh nghiệp.
Để phương pháp kinh tế được áp dụng hiệu quả nhất, người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải đảm bảo mặt công bằng trong quá trình đo lường và đánh giá hiệu quả công việc của nhân sự. Không những vậy, mọi nhiệm vụ cần phải bố trí, phân công rõ ràng về thực hiện và bổn phận chịu trách nhiệm.
Kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp
Ra quyết định
Thành công và thất bại của một doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo của người lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi vậy, việc đưa ra quyết định tác động rất lớn tới doanh nghiệp. Đứng trước những sự thay đổi của thị trường kinh doanh, người lãnh đạo doanh nghiệp phải tìm ra phương án tối ưu nhất để giải quyết. Những quyết định kịp thời và hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp giảm được rủi ro tối đa.
Bởi vậy, khi ra quyết định người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải đứng ở góc nhìn đa chiều, phân tích những lợi ích, rủi ro sẽ gặp phải và có những phương án hạn chế rủi ro. Người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có kiến thức, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ am hiểu sâu rộng mới có thể rèn được kỹ năng lãnh đạo này tốt nhất.
Giải quyết vấn đề
Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi thì không thể thiếu kỹ năng này. Người lãnh đạo cần phải có sự khéo léo, tế nhị để giải quyết các tình huống, vấn đề một cách hiệu quả nhất. Họ sẽ không đùn đẩy trách nhiệm và luôn bản lĩnh đương đầu với những khó khăn phát sinh. Để làm tốt, người lãnh đạo doanh nghiệp cần biết nắm bắt cơ hội và giải quyết bằng sự chính trực, tử tế, đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên hết.
Tư duy chiến lược
Để trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc thì tư duy chiến lược như một chiếc chìa khóa vàng để đưa người lãnh đạo cũng như doanh nghiệp đạt tới đỉnh cao lãnh đạo. Kỹ năng này có thể giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ, có những mục tiêu tối ưu tăng khả năng cạnh tranh. Nếu người lãnh đạo doanh nghiệp không có tư duy chiến lược doanh nghiệp sẽ rất khó để tiến lên vượt bậc và có thể tồn tại lâu dài.
Tự tin và quyết đoán
Người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có kỹ năng tự tin và quyết đoán, đó là kỹ năng quan trọng. Bởi nếu không có kỹ năng này, người lãnh đạo doanh nghiệp có thể đánh mất cơ hội tốt giúp doanh nghiệp phát triển và khó tránh khỏi những rủi ro. Sự tự tin và quyết đoán rất dễ để thu hút nhân sự và tác động được tới nhân sự. Và kỹ năng này được rèn luyện qua thời gian và những trải nghiệm kiến thức sâu rộng.
Thấu hiểu
Thấu hiểu giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể nhìn nhận lại những ưu nhược điểm của bản thân và cải thiện những thiết sót. Không chỉ vậy, thấu hiểu sẽ giúp người lãnh đạo doanh nghiệp có thể có những quyết định hợp lý và sáng suốt, đạt được những mục tiêu đề ra.
Truyền cảm hứng và trao quyền
Việc truyền cảm hứng là điều vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo doanh nghiệp. Kỹ năng này giúp người lãnh đạo doanh nghiệp có thể trao đổi nhiều hơn với nhân sự và có thể mang tới cảm hứng và động lực cho nhân sự của mình làm việc hiệu quả hơn.
Việc trao quyền cho nhân sự cũng là một kỹ năng quan trọng đối với người lãnh đạo doanh nghiệp trong môi trường làm việc năng động. Tuy nhiên, việc trao quyền nhưng vẫn phải trong khuôn khổ, linh hoạt, chặt chẽ.
Tạo động lực
Người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải thường xuyên thúc đẩy, tạo động lực cho nhân sự của mình, giúp nhân sự vượt qua những khó khăn. Thay vì khiển trách họ làm không tốt, không đạt yêu cầu thì người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tinh tế, trao đổi riêng với nhân sự và chia sẻ cho họ những lời khuyên hữu ích nhất.
Truyền thông và giao tiếp
Với người lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp là yếu tố tác động vào sự thành công của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu nhà lãnh đạo doanh nghiệp không biết cách truyền đạt được ý tưởng của mình tới nhân sự thì đó là một sự thất bại của con đường lãnh đạo. Trình bày và lắng nghe giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể thuyết phục người khác dễ dàng và tạo được hệ thống giá trị niềm tin với họ.
Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
Để trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc thì chắc chắn không thể thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Không chỉ là các kiến thức về chuyên ngành, người lãnh đạo doanh nghiệp còn cần phải có các kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội hay là pháp luật,… Từ những hiểu biết đó, sẽ giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu dành cho doanh nghiệp.
Lập kế hoạch
Kế hoạch cụ thể sẽ giúp nhân sự nhìn rõ được những định hướng của doanh nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc phải biết lập ra kế hoạch cụ thể và phân bố công việc hợp lý với từng nhân sự. Kỹ năng này với người lãnh đạo doanh nghiệp mang tính quyết định sự thành công hay kết quả mục tiêu của nhân sự cũng như doanh nghiệp.
Khóa học dành cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu về lãnh đạo doanh nghiệp để tìm và rèn luyện thật tốt để trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc hãy tham gia ngay khóa huấn luyện Leadership Quantum Leap – Đột phá năng lực lãnh đạo.
Khóa huấn luyện sẽ giúp học viên nhận ra những góc khuất, điểm yếu “ chết người” khi làm lãnh đạo và tìm ra được lý do tạo sao kinh doanh mãi mà không hiệu quả.
Khóa học bao gồm:
- Hiểu và tư duy đúng về nghề lãnh đạo, phong cách lãnh đạo.
- Hiểu và biết cách xây dựng phong cách lãnh đạo hiệu quả cho riêng mình.
- 5 trụ cột và 15 năng lực cốt yếu của người lãnh đạo – điều tạo nên một nhà lãnh đạo xuất sắc.
- Cách xác định vùng thế mạnh và điểm yếu chết người trong lãnh đạo.
Khóa huấn luyện sẽ giúp học viên nhìn nhận bản thân, tự thay đổi để trở thành doanh nhân thành công.
Để hiểu và được tư vấn chi tiết hơn về khóa huấn luyện Leadership Quantum Leap – Đột phá năng lực lãnh đạo, vui lòng liên hệ hotline: 0912604466 – True Success.
Lời kết
Qua bài viết trên, True Success đã chia sẻ cho bạn về lãnh đạo doanh nghiệp. Chúc bạn sẽ rèn luyện thật tốt và trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc!