Nâng cao năng lực lãnh đạo có tác động trực tiếp đến người điều hành doanh nghiệp và sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo. Vì vậy, bạn cần ý thức được bản thân phải liên tục nâng cao năng lực bản thân của mình để quản trị nhân sự và doanh nghiệp tối ưu nhất.
Vậy làm thế nào để biết bản thân đang có điểm mạnh nào và thiếu sót điều gì? Câu hỏi này sẽ được True Success giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Năng lực lãnh đạo là gì?
Năng lực lãnh đạo là tổng hợp những kiến thức, kỹ năng và thái độ trong cách người lãnh đạo điều hành tổ chức của mình. Cụ thể bao gồm:
- Kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
- Kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho quá trình lãnh đạo như: giao tiếp, giải quyết vấn đề, truyền cảm hứng tạo động lực cho nhân sự…
- Hành vi thái độ đúng đắn, chuẩn mực trong cách ứng xử đối với nhân sự, đồng nghiệp.
Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo hiệu quả
Có 5 bước giúp người lãnh đạo nâng cao năng lực của mình vô cùng hiệu quả gồm: Hỏi người cần hỏi, hỏi điều cần hỏi, tạo môi trường thoải mái, “Tái tạo” chân dung bản thân, Thiết kế công việc để nâng cấp chính mình
Hỏi người cần hỏi
Tâm lý con người thường tập trung vào những điều tiêu cực, sai sót của bản thân. Người lãnh đạo cùng không ngoại lệ. Vì vậy, nếu muốn đánh giá năng lực lãnh đạo của mình một cách khách quan, bạn nên hỏi những người đáng tin cậy.
Bên cạnh bạn bè, người thân…, lãnh đạo nên dựa vào nhận xét của cả đồng nghiệp và nhân viên. Đây chính là những người cùng làm việc trực tiếp nên họ sẽ dễ dàng thấy được cách lãnh đạo thực tế của bạn.
Đặc biệt, nếu như bạn nỗ lực hết sức nhưng vẫn chỉ luôn ở một vị trí quá lâu, bạn càng cần ý kiến của những người thân cận để nhìn nhận bản thân và phát triển những tiềm năng sẵn có của mình. Đừng để những cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến khả năng nâng cao năng lực lãnh đạo của bạn. Sự ngại ngùng hay chủ quan cũng sẽ chỉ khiến bạn luôn dậm chân tại chỗ.
Hỏi điều cần hỏi
Bạn sẽ muốn biết những điều gì về bản thân mình: Điểm mạnh? Điểm yếu? Lời khen? Lời phê bình?… Nếu muốn nâng cao năng lực lãnh đạo của mình, bạn hãy hỏi tất cả những điều này.
Vì thực tế, không thể tránh khỏi những tình huống bạn lựa chọn cách quản trị chưa thực sự phù hợp. Hoặc ngược lại, đôi khi những sự quan tâm, lời hỏi thăm nhỏ nhặt của bạn lại để lại rất nhiều thiện cảm với nhân viên.
Hãy xác định rõ những điều bạn muốn biết về cách lãnh đạo của bản thân và nhờ những người làm việc trực tiếp cùng bạn cho những ý kiến nhận xét chân thành và khách quan nhất.
Một điều bạn cần nhớ là bạn cần phải điều chỉnh thái độ để luôn bình tĩnh và tích cực trước đánh giá của mọi người. Chỉ cần một cái nhăn mặt, một cử chỉ nhỏ khiến đối phương cảm thấy bạn đang khó chịu cũng sẽ khiến bạn không thể khai thác thêm bất kỳ điều gì từ họ.
Tìm hiểu khóa học True Success – Học để thành công
Tạo một môi trường thoải mái để nói chuyện
Thực tế, việc cảm nhận và nhìn ra được đặc điểm trong phong cách lãnh đạo của bạn không khó, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ thẳng thắn và chân thành với bạn. Vì chúng ta đều sẽ có tâm lý “sợ mất lòng” người khác, đặc biệt khi đó là nhân viên của bạn.
Vì vậy, bạn cần phải tạo ra một môi trường, không gian thực sự thoải mái mới có thể thu được những ý kiến thực sự đáng quý. Hãy thể hiện rõ rằng: Bạn thật sự cần những nhận xét của họ và sẵn sàng cởi mở đón nhận ngay cả với những đánh giá tiêu cực.
Hãy khiến họ thấy được: Tất cả những ý kiến của họ sẽ giúp bạn nâng cao năng lực lãnh đạo của bản thân. Từ đó, kéo theo những thay đổi tích cực trong quá trình bạn làm việc cùng họ.
“Tái tạo” chân dung bản thân
Sau khi đã thu thập được ý kiến từ mọi người, người lãnh đạo cần tập hợp chúng tại và sắp xếp thành một danh sách khoa học. Chắc chắn trong các đánh giá sẽ có rất nhiều chủ đề trùng lặp, bạn cần phải sắp xếp chúng thành từng nhóm để có thể chọn lọc những thông tin sẽ giúp bạn nâng cao năng lực của mình.
Tiếp theo, hãy nghiêm túc đối chiếu chúng với những điều bạn luôn mặc định về bản thân mình. Có thể trước đây, điều bạn nghĩ là tốt nhất với nhân sự nhưng thực chất đối với họ, bạn lại đang mang lại cảm giác bí bách, hạn chế sự sáng tạo và chủ động của họ.
Hoặc có những năng lực bạn cảm thấy bình thường mà mọi người lãnh đạo khác đều có thì trong mắt đồng nghiệp, đó lại là điểm mạnh khiến bạn thật sự nổi bật trong quá trình làm việc.
Thiết kế lại công việc để nâng cấp chính mình
Sau khi đã nhận thức rõ được năng lực lãnh đạo của bản thân, cuối cùng sẽ là khi bạn hoạch định rõ ràng bản thân cần phải làm gì để nâng cấp chính mình. Làm thế nào để phát huy triệt để điểm mạnh của bạn? Cần thay thế cách lãnh đạo chưa phù hợp trước đó bằng cách nào?… Hãy liên tục cải thiện và đánh giá hiệu quả từng thay đổi của mình để chắc chắn bạn đang đi đúng hướng.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta ý thức được về phiên bản tốt nhất mà bản thân có thể trở thành, chúng ta có thể tự tạo ra những thay đổi tích cực hơn trong cuộc sống.
Nâng cao năng lực lãnh đạo với phương pháp truyền cảm hứng, tạo động lực, phương pháp trong webinar Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự
Lời kết
Nâng cao năng lực lãnh đạo là khi bạn hiểu chính bản thân mình, mạnh ở đâu, yếu ở điểm nào. Chính điều này giúp bạn nâng cấp bản thân và phát triển tổ chức theo hướng tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ của True Success sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh chóng và bền vững.